Bánh bò hấp | |
Loại | Bánh |
---|---|
Bữa | Tráng miệng, ăn chơi |
Địa điểm xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần chính | Bột gạo, đường, nấm men, nước cốt dừa |
|
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo (白糖糕) – nghĩa là “bánh đường trắng”, loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa – một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam. Bánh bò nói chung được ăn như món tráng miệng hoặc ăn với chả,…
Theo tự điển Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của, bánh này có tên “bánh bò” là vì nó “giống cái vú con bò”.[1][2] Tuy nhiên, có người giải thích rằng, trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ “bò” lên trên vành tô bột.[3]
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]
Bánh bò nướng: loại bánh được thực hiện bằng phương pháp nướng từ bột nhào len mên dạng rắn, thường được làm với kích thước lớn, và khi ăn được cắt thành miếng tam giác. Bên trong hơi vàng hoặc trắng, phần mặt và rìa có màu vàng (nâu) do nước cốt dừa cháy, giòn. Loại bánh này được ăn riêng.
Bánh bò hấp: là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dừa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (từ đường thốt nốt), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.
Bánh bò sữa (nướng) là một dạng bánh mới, xuất hiện từ khoảng thập niên 2000. Thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa. Cũng như bánh bò hấp, bột bánh ở dạng lỏng. Bánh được làm chín bằng phương pháp nướng chảo.
Bánh bò dừa là dạng bánh mới nhất được ghi nhận cuối thập niên 2000, có xuất xứ không rõ. Loại bánh này khác biệt hẳn so với các loại trên ở điểm bánh không còn tơi xốp với nhiều bóng khí. Bánh này khá dai, có khi chai cứng trong một lớp vỏ nhẵn mịn. Khác biệt lớn nhất so với bánh truyền thống là phần bột bánh dạng lỏng được làm từ bột mì, bột nổi và trứng gà. Bánh được nướng bằng một loại khuôn đặc trưng gọi là khuôn chuồn chuồn để được dạng trụ rỗng. Khi lớp vỏ trụ chín, người làm cho vào lòng khuôn dừa sợi đã sao với đường và đậu xanh rồi đổ bột tiếp lên mặt trên và lật khuôn nướng tiếp. Thành phẩm là có dạng trụ tròn hoặc tròn dẹp như bánh crêpe.
Trong ẩm thực Nam Ấn có loại bánh idli có cách làm tương tự nhưng idli không có vị ngọt.
Cách làm[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên liệu[sửa | sửa mã nguồn]
400gr bột gạo và 50gr bột năng (bánh ngon dở tùy chất lượng bột).
50cc nước cơm rượu nồng độ cao (nếu nước cơm rượu không đúng nồng độ, bạn phải làm lại và tăng lượng nước cơm rượu lên).
300gr dừa khô nạo, cho vào khoảng 2 lít nước ấm, vắt qua một túi vải lấy nước cốt dừa. Hoặc thay thế bằng nước dừa tươi ngọt, nước lọc. Nếu dùng nước cốt dừa bột sẽ mau dậy, bánh sẽ xốp, béo hơn; dùng nước dừa tươi hoặc nước lọc vị bánh sẽ nhẹ nhàng hơn.
250gr đường cát trắng.
Thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]
Tùy ý chọn khuôn kim loại tròn hoặc vuông vừa đủ, có thành cao chừng 3 cm hoặc chén nhỏ trẹt tùy ý.
Tưới nước rượu vào hỗn hợp bột, châm nước cốt dừa (hoặc nước dừa tươi, nước lọc) vào từ từ, vừa châm vừa nhồi thật kỹ cho thành khối mềm, dẻo mịn hơi ướt mặt, đậy kín khối bột, để qua 12 giờ.
Nấu đường với khoảng 300gr nước cho tan, để nguội nước đường; lượng nước đường sẽ còn tùy vào lượng bột sau khi ủ vì bột sẽ dậy nở, nếu cần phải nấu thêm nước đường. Lường bao nhiêu bột đã ủ thì dùng bấy nhiêu nước đường. Cho nước đường vào bột khuấy nhồi thật đều, đậy kín, ủ bột qua 12 giờ nữa; nếu nước cơm rượu ngon sẽ thấy bột phát sinh những bọt khí dậy lên trong bột và có mùi thơm lẫn vị chua rượu nhẹ; nếu qua 12 giờ mà thấy hiện tượng nổi bọt ít thì cứ ủ thêm vài giờ nữa; lưu ý thời tiết càng nóng thì bột sẽ mau dậy vậy nếu muốn nhanh có thể để nồi bột ủ bên cạnh bếp đang nấu.
Chuẩn bị xửng hấp nhiều nước sôi già hoặc lò nướng.
Nếu làm bánh bò hấp: Quét một lớp mỏng dầu ăn vào lòng chén hoặc khuôn. Châm bột vào 2 phần 3 chiều cao của chén hoặc khuôn. Cho vào xửng hấp chín bánh; tùy dùng chén hay khuôn lớn nhỏ; nếu dùng chén, bánh sẽ chín trong khoảng 4, 5 phút; nếu dùng khuôn bánh chín trong khoảng 15 -20 phút, thăm chừng bằng cách xiên một cây tăm vào, rút ra thấy không còn ướt bột là bánh chín.
Nếu làm bánh bò nướng: Tùy ý nướng bằng thùng nướng đặt trên bếp than, bếp gas hoặc lò nướng điện. Nếu dùng lò điện, tùy kiểu lò, mở nóng lò trước ở nhiệt độ 150, 200 độ C, khoảng 5 phút rồi mới cho bánh vào, bánh sẽ chín trong khoảng 15, 20 phút. Nếu dùng thùng nướng, để lò nóng trước và cần phải có chút kinh nghiệm nhận xét độ nóng của lò. Nếu dùng khuôn kim loại, ngoài lớp dầu tráng khuôn lót thêm một tấm giấy mỏng bằng đáy khuôn rồi mới cho bột vào lò. Nên đổ bánh mỏng, bánh sẽ chín đều và đẹp hơn đổ dàỵ
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^
Lê Trung Hoa (ngày 19 tháng 10 năm 2013). “Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
- ^Huình-Tịnh Paulus Của (1895). “𤙭 Bò”. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. 1. Sài Gòn: Imprimerie Rey, Curiol, & Compagnie. tr. 61.
- ^Phương Lam (ngày 14 tháng 9 năm 2011). “Bánh bò – chút quà miền Nam”. Lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikibooks có ghi công thức nấu ăn cho món: Bánh bò |
- cách làmBánh bò hấp
- cách làm Bánh bò nướng Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine
- thảo luận về bánh bò nướng
Nguồn tham khảo: https://ladigi.vn/banh-bo-la-gi-chi-tiet-ve-banh-bo-moi-nhat-2021
Để lại một bình luận