Bà bầu có ăn được cà dĩa không? Bà bầu ăn cà chấm mắm tôm có tốt không? Nhiều mẹ đang mang thai thắc mắc rằng liệu bà bầu ăn cà pháo có sao không? Vì đây là món cực kỳ hấp dẫn khi chấm với mắm tôm được nhiều người thích mê. Có ý kiến cho rằng, trong quả cà có độc không có lợi cho thai nhi. Cùng tìm hiểu qua bài viết bà bầu có ăn được cà dĩa, cà pháo hay không ở phần dưới đây nhé.
Ăn cà dĩa sống có tốt không? Tác dụng của quả cà?
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc. Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn cà pháo, nếu ăn phải ăn cà chín và hạn chế nếu có thể.
Bà bầu ăn cà dĩa, cà pháo có tốt cho sức khoẻ mang thai không?
Cà pháo tên khoa học Salanum torum là cây nhỏ, có gai, hoa màu trắng, quả trắng khi chín chuyển dần sang vàng. Trong cà chứa chất solanin độc với hàm lượng nhỏ, chất này càng nhiều hơn khi cà chín. Trong thai kỳ, rất nhiều bà bầu thắc mắc có được ăn cà pháo hay không.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn cà pháo, tuy nhiên nên ăn cà đã ướp đủ chín, không được ăn cà xanh và nên hạn chế ăn.Bà bầu ăn cà pháo có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Trang Dân trí cho biết, đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo.
- + Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
- + Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.
Bà bầu có nên ăn cà pháo chấm mắm tôm không?
Các nhà dinh dưỡng cho biết, trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Điều này có nghĩa rằng ăn cà pháo tươi, cà pháo muổi xổi chưa đủ độ chua dễ gây ngộ độc. Những người bị ngộ độc solanin trong cà thường có dấu hiệu buồn nôn, tiêu chảy, đau thắt dạ dày, dắt cổ thậm chí chóng mặt, ảo giác. Mẹ bầu không nên ăn cà pháo muối xổi bởi hàm lượng độc lớn khi cà vẫn còn tươi. Tuy nhiên với cà pháo muối chua, liệu bà bầu có nên ăn không?
Trả lời cho câu hỏi này bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú chuyên khoa sản Viện pháp y Quốc gia cho biết: ốm nghén là thời kì hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị giảm sút, dễ bị xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể. Chính vì vậy, trong thời gian đầu mang thai và thậm chí suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như thịt tái, rau sống hay các loại dưa muối xổi chưa chín.
Tìm hiểu một số loại thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn khi mang thai
Với các loại cà muối đủ chua mẹ bầu vẫn có thể ăn được bình thường. Nhưng không nên ăn quá nhiều. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các mẹ nên tự muối ở nhà, muối cà trong các chum bằng sành, sứ tránh đựng trong bình nhựa, sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Chính vì vậy, ngoài cà muối, mẹ bầu nên hạn chế một vài thực phẩm lên men sau đây:
- + Măng chua: Trong măng có chứa chất glucozit khi vào trong dạ dày sẽ kết hợp với men tiêu hóa để tạo thành axit xyanhyric gây độc. Hiện trên thị trường có bán rất nhiều các loại măng, lứa được tẩy trắng, ngâm chua, các mẹ bầu nên hạn chế ăn món ăn này
- + Nem chua: Nem chua làm từ thịt sống lên men. Đây là thức ăn không có lợi cho bà bầu bởi các loại khuẩn Listeria và Ecoli dễ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu đặc biệt trong suốt giai đoạn ốm nghén, hệ miễn dịch phụ nữ mang thai thường khá yếu.
- + Dưa chua: Giống như cà pháo, dưa muối xổi cũng không tốt cho cơ thể bởi chứa lượng chất dễ gây bệnh ung thư. Mẹ bầu vẫn có thể ăn dưa muối chua đủ độ, tuy nhiên nên hạn chế ăn đồ ăn này để đảm bảo cho sức khỏe của các mẹ và bé.
Đọc thêm:
Tags: bà bầu có nên ăn cà xào, ba bau an ca dia duoc khong, bà bầu có ăn được cà xào không, bà bầu có nên ăn cà trắng, bà bầu có nên ăn cà xanh nấu, bà bầu có ăn được lá lốt không, bà bầu có nên ăn cà pháo mắm tôm, bà bầu có được ăn cà tím k
Nguồn tham khảo: https://dichvuhay.vn/ba-bau-co-duoc-ca-dia-khong.html
Để lại một bình luận