Nhiều phụ huynh lo lắng rằng: “Trẻ đi đại tiện phân có máu là bị bệnh gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe của con không?”. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây nên tình trạng phân có máu sẽ là điều quan trọng giúp các bậc phụ huynh có cách xử trí tốt nhất cho con.
1. Nguyên nhân khiến trẻ đi đại tiện phân có máu
- “Trẻ đi đại tiện phân có máu là bị bệnh gì?” là câu hỏi nhiều phụ huynh băn khoăn
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi đại tiện phân có máu, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Nếu máu chảy từng giọt sau khi đi cầu thường là do rách hậu môn. Điều này xảy ra do trẻ bị táo bón kéo dài, khiến phân quá to và cứng.
– Trẻ đi phân nhầy lẫn tia, sợi máu trong phân. Thường trước khi đi cầu bé quấy khóc như quặn ruột, sau đi cầu con còn mót rặn đó có thể do bé bị nhiễm trùng đường ruột. Cần cho bé đi khám để bác sĩ cho bé uống thuốc kháng sinh vì thường là do vi trùng.
– Trẻ đi cầu máu thẫm như màu máu cá, con nôn ói nhiều, đau bụng nhiều có thể bé bị lồng ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột nặng cần phải đi con đi khám ngay nếu không sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
– Trẻ nhỏ đi cầu ra máu kèm phân loãng, có thể ói ra sau bú, nặng hơn là ói ra máu, trường hợp này cần cho bé đi khám ngay vì có thể con bị dị ứng sữa.
– Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi cầu ra máu có thể do nhiễm trùng đường ruột, bé bị dị ứng đạm trong sữa. Nên cho trẻ đi khám nếu bé bị hai lần liên tiếp, nếu bé bú mẹ nên xem mẹ có ăn gì liên quan đến thịt bò không, nếu có hãy thử dừng, trong trường hợp dừng rồi mà trẻ vẫn đi phân có máu cần cho con đến ngay chuyên khoa Nhi để thăm khám.
2.Trẻ đi đại tiện phân có máu là biểu hiện của bệnh gì?
2.1. Táo bón
- Trẻ đại tiện phân có máu do táo bón
Có khoảng 30% trẻ nhỏ bị táo bón, nhưng không phải trẻ nào bị táo bón cũng đi đại tiện phân có máu. Vì có những trường hợp trẻ chỉ bị táo bón nhẹ (tự nhiên mới táo bón khiến phân quá to cứng, khi đi cọ xát gây rách hậu môn thì mới bị chảy máu). Hay với những trẻ bị táo bón kéo dài (táo bón kinh niên) khiến phần da ở vùng hậu môn bị cọ xát nhiều nên mỏng dễ trầy xước và gây chảy máu.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón ba mẹ nên thực hiện những điều sau:
– Nếu bé còn bú hãy cho con bú đủ, uống đủ nước, ăn đủ rau quả.
– Cha mẹ cũng cần lưu ý với những trường hợp bé mới đi học ở trường, sợ nhà vệ sinh ở trường không giống như nhà mình nên bé nhịn cầu rồi bị táo bón.
– Nên cho con đi thăm khám để bác sĩ kê thuốc, có thể kê thêm thuốc làm mềm phân để cho trẻ dễ đi. Tuyệt đối không nên tự “thụt” khi con bị táo bón.
2.2. Nhiễm trùng đường ruột
- Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. (ảnh minh họa)
Hệ tiêu hóa của trẻ có khỏe mạnh hay không là nhờ hệ vi sinh đường ruột (hệ vi khuẩn đường ruột). Khi bé bị nhiễm trùng đường ruột khiến vi khuẩn có hại “lấn át” các vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa của con. Một số trường hợp nhiễm trùng đường ruột gây nguy hiểm cần phải được cấp cứu kịp thời.
Do đó trong trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu cha mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, hãy cho con đi thăm khám sớm với các bác sĩ nhi khoa để bé được chẩn đoán đúng bệnh và có những biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả.
Nguồn tham khảo: https://benhvienthucuc.vn/tre-di-dai-tien-phan-co-mau/#:~:text=%E2%80%93%20Tr%E1%BA%BB%20%C4%91i%20ph%C3%A2n%20nh%E1%BA%A7y%20l%E1%BA%ABn,th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20l%C3%A0%20do%20vi%20tr%C3%B9ng.
Để lại một bình luận