Trên thực tế, chỉ số thủy ngân ở mực ở mức rất thấp. Cụ thể, 1 con mực ống chứa trung bình 0,024 PPM (một phần triệu) thủy ngân; con số này được coi là rất ít ỏi (nguồn: FDA). Do đó, bạn có thể ăn vài lần mực trong một tuần mà vẫn an toàn khi mang thai.
Bà bầu ăn mực được không? Không những thế, mực rất ít chất béo. Thực phẩm này là một nguồn protein dồi dào, giàu vitamin B12 và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác rất tốt cho mẹ bầu, cần thiết để hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Theo đó, một khẩu phần gần 100g mực cung cấp 15,25g protein, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành các tế bào của thai nhi.
Khẩu phần này cũng chứa 0,86mg sắt và 1,48mg kẽm. Sắt giúp em bé hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất enzyme, insulin.
Đồng thời, bạn cũng được dung nạp một lượng nhỏ vitamin B12, vitamin C, vitamin A và folate, một loại vitamin B giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn mực được không?
Khi đã biết có bầu ăn mực được không, tuy nhiên chế độ ăn uống mỗi giai đoạn thai kỳ cũng khác nhau. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn mực được không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên, do mực có hàm lượng nhỏ thủy ngân nên bạn đừng ăn quá nhiều nhé. Nên chế biến kỹ trước khi ăn và chọn mực sạch, an toàn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn quả sấu có tốt không? 6 tác dụng cho mẹ bầu
Cách ăn mực đảm bảo an toàn
Để trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn mực được không?”, bạn cần đọc kỹ thêm thông tin sau đây. Mực chỉ an toàn cho phụ nữ mang thai khi nguyên liệu được đánh bắt trên vùng biển không bị ô nhiễm. Chúng còn tươi (hoặc còn tươi khi đông lạnh) và được nấu chín hoàn toàn. Nếu mực đáp ứng những yêu cầu này thì bạn có thể ăn ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả ba tháng đầu.
- Song bạn tuyệt đối không được ăn mực sống do nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
- Chọn mực sống: Mực còn sống bạn sẽ thấy những hoa văn trên mực thay đổi màu liên tục, do khi mực thở sẽ làm thay đổi màu hoa văn (những đốm tròn nhỏ trên sống lưng mực). Mực chết thì khó thấy hoa văn này. Phần màu nâu ở mực tươi ngon sẽ nâu sậm chứ không nhợt nhạt. Phần màu trắng sẽ đục như sữa và sáng bóng. Khi chọn mực, bạn dùng tay ấn vào thân mực. Mực tươi sẽ có phần thịt săn chắc và độ đàn hồi cao, ấn vào thả tay ra là mực trở về ngay trạng thái ban đầu. Mực để lâu sẽ nhão, độ đàn hồi không cao. Bạn cũng có thể chọn mực dựa vào đôi mắt. Mắt mực tươi trong và sáng, thấy rõ con ngươi bên trong, mực chết sẽ đục và mờ. Bạn cũng có thể chọn mực dựa vào phần râu. Xúc tu mực dính chặt vào râu là mực tươi.
- Nếu bạn bị dị ứng với mực, hãy tránh xa thực phẩm này trong khi mang thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua
Nguồn tham khảo: https://www.marrybaby.vn/mang-thai/cham-soc-me-bau/ba-bau-an-muc-duoc-khong#:~:text=B%C3%A0%20b%E1%BA%A7u%20%C4%83n%20m%E1%BB%B1c%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20kh%C3%B4ng%20l%C3%A0%20%C4%91i%E1%BB%81u%20r%E1%BA%A5t%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,d%C6%B0%E1%BB%A1ng%20v%C3%A0%20%C3%ADt%20th%E1%BB%A7y%20ng%C3%A2n.
Để lại một bình luận