BẢO HIỂM THAI SẢN là Quyền lợi bảo hiểm bổ sung cho gói Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI. Bảo hiểm thai sản áp dụng cho đối tượng tham gia là nữ có độ tuổi tham gia từ 18 đến 45 tuổi. Quyền lợi bảo hiểm thai sản phải được mua kèm cùng Quyền lợi Chính và chỉ được tham gia theo Chương trình 1 hoặc 2. Khách hàng nữ chuẩn bị có phương án sinh em bé, muốn được bảo vệ sức khỏe thai sản trong thời gian mang bầu cũng như được chi trả chi phí viện phí sinh đẻ bao gồm cả sinh thường và sinh mổ. Điều kiện tham gia Bảo hiểm thai sản là tại thời điểm tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm phải chưa có bầu do thời gian chờ để được hưởng quyền lợi chi trả chi phí sinh em bé là 365 ngày.
GIẢI THÍCH VỀ THỜI GIAN CHỜ THAI SẢN
PVI quy định về thời gian chờ đối với bảo hiểm thai sản như sau:
– 60 ngày đối với trường hợp biến chứng thai sản: Ví dụ chị A bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản vào ngày 1/1/2018, sau 60 ngày tức là sau 2 tháng, chị A bị biến chứng thai sản, khi đó chị A sẽ được thanh toán chi phí điều trị biến chứng thai sản.
Nếu chị A xảy ra biến chứng trước 60 ngày kể từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản, chị A sẽ không được thanh toán chi phí
– 365 ngày đối với trường hợp sinh đẻ: Ví dụ chị B bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản từ ngày 1/1/2018, sau hơn 3 tháng chị B bắt đầu có bầu và tiếp theo sau 9 tháng mang bầu (tổng cộng sau hơn 12 tháng tương đương 365 ngày kể từ ngày bắt đầu tham gia) chị B sinh em bé, khi đó chị B sẽ được thanh toán chi phí sinh thường hoặc sinh mổ.
Giả sử nếu chị B có bầu sau 2 tháng kể từ khi bắt đầu tham gia, cộng với 9 tháng mang thai tiếp theo (tổng cộng 11 tháng tương đương 330 ngày kể từ khi bắt đầu tham gia) chị B sinh em bé, khi đó chị B không được thanh toán chi phí sinh đẻ do tổng thời gian chưa đủ thời gian chờ 365 ngày.
✍Lời khuyên: Để được hưởng quyền lợi thanh toán chi phí sinh em bé (thường hoặc mổ), bạn lên kế hoạch sau 3 tháng kể từ ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản, bạn mới bắt đầu bắt đầu có bầu thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi thanh toán chi phí sinh đẻ. |
QUYỀN LỢI CHI TRẢ CỦA BẢO HIỂM THAI SẢN PVI
1/ Chi phí sinh thường
2/ Chi phí sinh mổ
3/ Chi phí điều trị biến chứng thai sản: Biến chứng khi mang thai là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhiều cái chết của các sản phụ. Kể cả khi có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, sản phụ vẫn có thể gặp các biến chứng khi sinh.
Suy thai
Là một quá trình bệnh lý do tình trạng thiếu oxy của thai nhi, khi thai còn nằm trong buồng tử cung. Suy thai sẽ gây những biến đổi trên cử động thai và nhịp tim thai.
Băng huyết
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.
Chuyển dạ kéo dài
Trong trường hợp chuyển dạ kéo dài (đặc biệt là trong các ca sanh lần đầu), cả sản phụ và trẻ đều phải đối mặt với một số biến chứng như: nhiễm trùng (nhiễm trùng ối dẫn đến nhiễm trùng máu, da…), băng huyết sau sinh.
Ngôi thai bất thường
Thường thì trong 6 – 8 tuần cuối của thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống phần dưới của tử cung. Vị trí tốt nhất của thai nhi cho quá trình chuyển dạ là: đầu hướng xuống dưới, mặt hướng vào phía lưng mẹ, cằm cúi sát ngực, gáy hướng về phía xương chậu – danh từ chuyên môn gọi là ngôi đầu.
Các biến chứng thường gặp trong thai kỳ
Các trường hợp ngôi thai bất thường: ngôi mông (chân hoặc mông hướng xuống dưới thay cho đầu), ngôi ngang (thai nhi hoàn toàn nằm ngang). Các trường hợp này làm tăng khả năng chấn thương thai nhi khi chuyển dạ. Thai nhi nằm ngang còn dẫn tới vỡ tử cung khi sinh thường.
Khoảng 90% thai nhi có vị trí bất thường vào tuần thứ 37 sẽ không thay đổi vị trí cho đến khi chuyển dạ.
Cần có những hiểu biết về các bệnh thường gặp trong thai kỳ để phòng tránh, xử lý những biến chứng bất ngờ có thể xảy ra
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ sẽ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng. Nếu có nghi ngờ bị nhau tiền đạo, thai phụ phải thăm khám với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý và chuẩn bị cho cuộc sinh mổ sớm nếu cần thiết.
Các bất thường liên quan đến dây rốn
Trong các bất thường liên quan đến dây rốn, dây rốn có thể bị xoắn, thắt nút, quấn quanh thai nhi. Điểm chung của các tai nạn này là khiến lượng máu, chất dinh dưỡng từ cuống rốn không thể nuôi thai nhi, dẫn đến thai chết lưu.
Đôi khi, trong quá trình chuyển dạ, dây rốn bị kéo căng hoặc gấp khúc, làm hạn chế tức thời lượng máu, dưỡng chất, dẫn đến tình trạng chèn ép rốn, nặng hơn nữa là tình trạng suy thai. Các hiện tượng này có thể được theo dõi bằng máy theo dõi tim thai trong chuyển dạ.
Thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối và các chất trong thai lọt vào hệ tuần hoàn máu của mẹ, thông qua nhau gây ra một phản ứng đào thải. Phản ứng đào thải này gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ. Thuyên tắc ối là biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ. Tỷ lệ sản phụ tử vong khi gặp biến chứng này là 80% dù biến chứng này cực kỳ hiếm gặp (0,00125% ca sinh).
Ví dụ: Chị A 30 tuổi mua bảo hiểm thai sản theo chương trình 1, chị A phải đóng phí như sau:
Để được tư vấn, xin vui lòng liên hệ Hotline 24/7của baohiempvi.com
Nguồn tham khảo: https://baohiempvi.com/bao-hiem-thai-san-pvi/
Để lại một bình luận