Với nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bánh ú được xem là món ăn rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là cách làm bánh ú tro được giới thiệu bởi BTAAu mà bạn không nên bỏ lỡ.
Bánh ú nước tro nhìn là muốn ăn ngay (Ảnh: Internet)
Bánh ú tro không những ngon mà còn là nét đẹp văn hóa trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Điều làm nên hương vị khác biệt chính là nhờ vào nước tro. Nước tro thường được tạo ra bằng cách đánh nước vôi với tro – một sản phẩm thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn một số loại thảo dược. Tùy vùng miền và công thức gia truyền của từng người làm mà các loại cây, quả được đốt cháy làm thành tro sẽ có dị biệt. Nghe có vẻ cầu kỳ và phức tạp nhưng nếu bạn muốn thử làm món bánh hấp dẫn này, hãy theo dõi cách làm bánh ú nước tro, lá tre được BTAAu chia sẻ dưới đây.
Nguồn gốc của bánh ú tro
- Bánh ú tro (Jianshui Zong (粽) hay còn gọi như “Lye Water Rice Dumplings” hoặc “Alkaline Rice Dumpling”), ra đời tại Quảng Đông, Trung Quốc vào thời nhà Minh. Trong bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã từng khẳng định sự tồn tại của bánh ú bằng những miên tả: “Người xưa dùng 1 cọng cỏ lá tre (loại giống lau sậy) bao bọc gạo nấu thành bánh có góc nhọn, do bánh dùng lá tre gói thành hình có góc nhọn, dân gian gọi thành tống. Người cận đại yêu chuộng dùng nếp hơn. Thời nay có tục vào mùng Năm tháng Năm, dùng bánh này làm lễ vật ngày Tết, hoặc dùng làm món tế Khuất Nguyên, bánh được làm xong thì đem thả xuống sông, nhân đó làm thành món ăn cho giao long”.
- Sau này, bánh dần được biết đến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hương vị nguyên bản đã thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào nền ẩm thực của mồi nước. Ở nước ta ngày nay mặc dù có không ít món bánh mới ra đời nhưng bánh ú tro vẫn là món ăn không thể thiếu, là món quà in đậm trong ký ức tuổi thơ của những người con đất Việt.
Món bánh ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn bánh ú tro?
- Ăn bánh ú tro cùng với cơm rượu và trái cây vào Tết Đoan Ngọ là tập tục đã có từ lâu đời của người Việt. Bánh có vị thanh mát nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và thích hợp khi dùng vào những ngày thời tiết oi bức. Đặc biệt, từ xa xưa người ta đã tin rằng cơm rượu và bánh vào ngày Tết Đoan Ngọn sẽ khiến bệnh tật biến mất, giúp con người khỏe mạnh hơn.
Cách làm bánh ú tro gói lá tre
Nguyên liệu
Phần nước tro tàu
- Tro
- Nước cất
- Giấy lọc
Phần bánh ú tro
- 500g gạo nếp
- 100g đậu xanh cà vỏ
- 200ml nước cốt dừa
- Lá chuối hoặc lá tre làm sạch
- Gia vị: Dầu dừa, đường, muối,…
Các bước làm
Cách làm nước tro tàu
Hòa trò với nước cất, đợi tro lắng xuống.
Dùng khăn lọc và giấy để chắt phần nước trong. Chắt thật kỹ để thu được nước tinh khiết nhất.
Lưu ý: Nếu không có tro bạn có thể đốt tre, tàu dừa, trúc… rồi lấy tro làm nước tro tàu.
Nước tro tàu thu được sau khi chắt lọc (Ảnh: Internet)
Làm nhân bánh
Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước 2 tiếng rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho đậu xanh vào nồi cùng lượng nước vừa đủ ngập, đặt lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, gạn bỏ nước rồi cho 200ml nước cốt dừa vào và tiếp tục nấu chín.
Đậu xanh sau khi nấu chín thì đem xay nhuyễn rồi cho vào chảo chống dính cùng 1 muỗng canh dầu dừa, 30g đường và một ít muối, sên cho khô lại. Sau đó vo thành từng viên tròn đều.
Đổ nước vào để nấu đậu xanh
Làm gạo nếp
Cho gạo nếp đã vo sạch vào âu, ngâm với 1 lít nước và 50ml nước tro tàu trong 24 tiếng.
Nếp sau khi được ngâm đủ thời gian thì vớt ra để ráo nước.
Gói bánh
Lá chuối cắt thành từng miếng vuông, gấp lại thành dạng phễu, lần lượt cho 1 muỗng canh gạo nếp vào rồi đến viên nhân đậu xanh, cuối cùng là thêm 1 muỗng canh gạo nếp và gói lại.
Nếu gói bằng lá tre thì hương vị bánh ú tro sẽ thơm ngon hơn (Ảnh: Internet)
Luộc bánh
Sau kho gói xong thì cho vào nồi nước sôi luộc trong khoảng 3 tiếng. Vậy là hoàn thành cách làm bánh ú tro.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh ngon đúng điệu phải có phần gạo trong và dính liền vào nhau, dẻo thơm hòa quyện cùng nhận đậu xanh béo bùi bên trong.
Thành phẩm là bánh ú tro dẻo bùi (Ảnh: Internet)
Mẹo và một số lưu ý
- Nước tro tàu hiện nay được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng lỏng hoặc bột. Bạn có thể mua nước tro bán sẵn ngoài chợ để tiện cho việc làm bánh.
- Lượng đường cho vào nhân đậu xanh có thể gia giảm tùy theo khẩu vị của bạn và gia đình.
- Trong quá trình luộc, nếu thấy nước cạn thì chế thêm nước sôi vào, tuyệt đối không dùng nước lạnh vì gạo nếp sẽ bị sượng
Thông tin thêm
Bà bầu có được ăn bánh ú tro không?
- Bánh được làm từ nếp, đậu và nước cốt dừa nên không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị đái tháo đường, cao huyết áp hoặc béo phì thì không nên ăn nhiều vì hàm đường tinh bột và đường trong bánh cao. Ngoài ra, nếu mua ở bên ngoài thì cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy bà bầu nếu muốn ăn thì cần cân nhắc và chỉ nên mua ở những cơ sở uy tín.
Bánh ú người Hoa (bá trạng) bán ở đâu ngon nhất Hồ Chí Minh?
Bánh ú người Hoa có tên thường gọi là bánh ú bá trạng. Món bánh này ở nước ta cũng được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức tại Hồ Chí Minh thì có thể đến một trong những địa điểm:
- Chợ dân tộc Hoa: đường Nguyễn Trãi, Lão Tử quận 5 hoặc khu chợ Lớn, đường Tạ Uyên quận 11. Có giá dao động từ 40.000đ – 80.000đ cho một chiếc.
- Quán Cô Phượng, 56C/67 đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11
- Cửa hàng Đại Phát, số 738, đường Sư Vạn Hạnh, phường 12
- Quán cô Lý Vỹ Cầm, số 52 đường Lão Tử, Phường 14, Quận 5
- Cửa hàng Như Lan (số nhà 50 và 68 đường Hàm Nghi): Tiệm Như Lai có nguồn gốc lâu đời nhất Sài Thành (từ năm 1968) và nổi tiếng với chất lượng banh ngon mà giá cả lại phải chăng. Quán mở cửa từ 4 giờ sáng đến 11 giờ đêm và thực khách không cần phải đặt trước. Nếu ở Quận 3, bạn có thể đến số 368 đường Hai Bà Trưng, Phường 3 để mua.
Bánh bá trạng của người Hoa có phần nhân rất phong phú (Ảnh: Internet)
Cách bảo quản bánh ú tro
- Để ở nhiệt độ phòng thì có thể bảo quản từ 4 – 5 ngày nhưng nếu thời tiết nắng nóng thì bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì hấp nóng lại sẽ thơm ngon như ban đầu.
- Một cách bào quản khác khá hiệu quả khác là luộc lại bánh, để ráo nước rồi bỏ vào túi sạch, sau đó đặt vào ngăn đông. Mẹo này sẽ giữ được khoảng 10 ngày nhưng chất lượng sẽ giảm dần.
Bánh ú tro với hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn. Hy vọng với những chia sẻ của BTAAu về cách làm bánh ú tro, bạn sẽ thành công khi thực hiện món bánh này. Để học thêm nhiều bí quyết chế biến các món bánh truyền thống ngon và đặc trưng của từng vùng miền, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn khóa học
Nguồn tham khảo: https://beptruong.edu.vn/day-lam-banh/banh-viet/banh-u-tro
Để lại một bình luận