Theo y học cổ truyền, cơm cháy không chỉ là món ăn lạ vị ngon miệng mà còn là vị thuốc, nhưng với các mẹ bầu thì sao? Dưới đây là những thông tin giúp mẹ bầu sáng tỏ về điều này nhé.
Bà bầu ăn cơm cháy, cơm rang có sao không?
Cơm rang hay cơm chiên là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là khi được chiên cùng các nguyên liệu khác. Món cơm rang được đông y khẳng định có thể chữa được các chứng bệnh về tiêu hóa như: đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài.
Cơm rang là món ăn ngon.
Do đó món cơm rang sẽ thích hợp cho mẹ bầu khi mắc các chứng như tiêu chảy hay lạnh trong người.
Tuy vậy, mẹ bầu không nên ăn món này khi đã ăn no hay đã ăn các bữa nhiều chất đạm trước đó. Chúng khiến cho dạ dày hoạt động kém đi.
Cơm cháy là phần cơm dưới đáy nồi do nhiệt độ cao khi nấu cơm tạo nên. Tuy nhiên, cơm cháy ngon phải là loại cơm có màu vàng, giòn và thơm không nên bị cháy khét đen, có vị đắng.
Cơm cháy cũng giúp ngon miệng và chữa được các chứng như biếng ăn, đầy bụng, đi lỏng. Vì vậy nên đây là món ăn không cấm kỵ với mẹ bầu.
Mẹ bầu chỉ nên ăn cơm cháy như món ăn vặt.
Tuy vậy, dù là cơm rang hay cơm cháy thì mẹ bầu cũng chỉ nên coi chúng là thức ăn vặt, ăn vui miệng chứ đừng xem chúng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ nhé.
Một số công dụng chữa bệnh của cơm cháy
– Chữa biếng ăn, đầy bụng, đi lỏng ở trẻ: cơm cháy 150g, thần khúc sao 12g, sa nhân sao 6g, sơn tra 12g, hạt sen bỏ tâm sao 12g, kê nội kim sao 3g, gạo tẻ 300g sao thơm.
Tán nguyên liệu thành bột mịn và trộn cùng 500g đường trắng, đun chảy thành cao đặc rồi nặn thành bánh nhỏ để dùng.
– Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: cháy cơm 120g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g.
Tán hai nguyên liệu thành bột mịn và uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 3-5 thìa, uống sau khi ăn bữa trưa nửa giờ và hòa cùng đường trắng để uống nhé.
– Chữa chứng đi lỏng kéo dài ở người già: bạch truật sao 6g, trần bì 4,5g, hạt sen bỏ tâm 12g, ý dĩ sao 12g, gạo nếp sao 600g, đậu xanh sao 600g, cháy cơm 600g.
Tán nguyên liệu thành bột mịn và uống 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần uống 7-10g được hòa cùng nước đường trắng.
Cơm cháy có tác dụng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa.
– Chữa kém ăn, chậm tiêu: cháy cơm 150g, sơn tra 10 lát, quất bì 10g, đường trắng vừa đủ.
Ninh cơm cháy thành cháo, khi chín tới cho thêm sơn tra, quất bì đã thái nhỏ vào nấu đến mềm, thêm đường vào để chia ăn thành nhiều bữa trong ngày.
– Chữa rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: cháy cơm 100g, hạt sen 50g, đường trắng vừa đủ.
Rửa sạch hạt sen, bỏ tâm và cho vào nồi ninh cùng cơm cháy để thành cháo, thêm đường khi dùng, dùng nhiều bữa trong ngày.
– Trị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ: cháy cơm 150g, hạt sen 100g, sa nhân 10g, hoài sơn 120g.
Sao thơm nguyên liệu và tán thành bột mịn. Uống ba lần mỗi ngày, mỗi lần hòa 10g với nước sôi và ít đường trắng để dùng.
– Chữa chứng đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột hoặc sữa không tiêu ở trẻ: cháy cơm nướng cháy già 50g, sơn tra 15g.
Nấu nguyên liệu sắc lấy nước 3 chén còn 1 chén, thêm chút đường đỏ để dùng. Chai thuốc thành ba lần dùng trong ngày.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Nguồn tham khảo: https://yeutre.vn/bai-viet/ba-bau-an-com-chay-com-rang-duoc-khong.13911/#:~:text=C%C6%A1m%20rang%20l%C3%A0%20m%C3%B3n%20%C4%83n,d%C3%A0y%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20k%C3%A9m%20%C4%91i.
Để lại một bình luận