Bánh chưng hay bánh trưng?
Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả? Tr-Ch là cặp âm đầu dễ bị nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt tr-ch?
Bánh chưng hay bánh trưng mới đúng?
1. Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả?
Bánh chưng và bánh trưng thì từ đúng là từ bánh chưng.
Chưng (烝) ở đây là từ Hán-Việt có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên. Chữ chưng này là một chữ tượng hình mô tả hình ảnh nấu bánh, người ta đã dùng phép hội ý để ghi lại.
Trước hết bên dưới là lửa = Hỏa, rồi mới đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi = Kim, bên trên là nước = Thủy và trên cùng là một gạch ngang nữa tượng trưng cho nắp đậy.
Từ đó, chưng còn có nghĩa là đun, hấp thực phẩm cho chín bằng nước hoặc hơi nước, hoặc đôi khi hiểu là đun, hấp nhẹ làm nước bay hơi, để cô hỗn hợp cho đặc lại.
Các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện đại cũng chỉ ghi nhận bánh chưng – bánh giầy, không ghi nhận bánh trưng, bánh dày, bánh dầy, bánh giày…
=> Câu trả lời cho câu hỏi “bánh chưng hay bánh trưng” là bánh chưng.
2. Cách phân biệt tr ch
Làm thế nào để phân biệt lúc nào dùng tr, lúc nào dùng ch? Hiện nay không có quy tắc nào quy định trường hợp nào dùng tr, trường hợp nào dùng ch. Để phân biệt tr – ch, các bạn phải đọc nhiều, luyện viết nhiều. Hoatieu.vn đưa ra cho các bạn một số thông tin sau để sử dụng đúng tr – ch:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trọc lóc, …)
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr.
3. Giới thiệu về bánh chưng
Bánh chưng là loại bánh truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay, về sự tích bánh chưng, có câu chuyện từ thời vua Hùng như sau:
“Vua Hùng Vương muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ăn ngon để dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, để làm món ăn dâng lên vua cha. Lang Liệu nhà nghèo, chưa biết phải xoay xở ra sao thì một đêm được thần nhân báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn).
Đến kì hẹn, vua Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”, vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta và truyền ngôi cho Lang Liêu.”
Bánh chưng thường phải có gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn. Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: https://hoatieu.vn/hoc-tap/banh-chung-hay-banh-trung-208446#:~:text=B%C3%A1nh%20ch%C6%B0ng%20v%C3%A0%20b%C3%A1nh%20tr%C6%B0ng,h%E1%BB%99i%20%C3%BD%20%C4%91%E1%BB%83%20ghi%20l%E1%BA%A1i.
Để lại một bình luận