Trong khi mang thai, có rất nhiều loại thực phẩm tốt nhưng cũng có nhiều loại cần kiêng. Dưới đây là tổng hợp các loại rau, củ, quả bà bầu nên ăn và không nên ăn khi mang thai cần nhớ để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt, tránh tác hai xấu.
Bà bầu nên ăn và không nên ăn quả gì?
Bà bầu có nên ăn măng cụt không?
Măng cụt là loại trái cây tốt cho bà bầu:
- Tăng cường khả năng miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào;
- Giúp ngăn ngừa thiếu máu;
- Tốt cho não thai nhi nhờ hàm lượng axit folic cao;
- Tác dụng làm đẹp da với vitamin A, C, các chất chống oxy hóa.
Măng cụt rất thích hợp đối với phụ nữ mang thai. Nhưng mẹ bầu nên ăn đúng cách:
- Không nên ăn quá nhiều. Chỉ nên ăn mỗi lần 2-3 quả;
- Nên ngừng ăn trước ngày dự sinh 2 tuần;
- Mẹ bầu bị đa hồng cầu không nên ăn hoặc ăn rất ít;
Bà bầu có nên ăn mít không?
Công dụng của mít đối với bà bầu:
- Tăng cường hoạt động tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ cao;
- Cung cấp kali tốt cho bà bầu bị cao huyết áp;
- Bảo vệ mắt và da nhờ vitamin A;
- Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp;
- Giúp xương bé chắc khỏe;
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu;
- Điều tiết hormone trong thai kỳ;
Ăn mít rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, cần ăn đúng cách.
Cách ăn mít đúng:
- Mít có hàm lượng đường cao, không tốt cho mẹ bầu thừa cân hay có nguy cơ tiểu đường thai kỳ;
- Mẹ chỉ nên ăn 80-100g mít mỗi lần;
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu hoặc dị ứng không nên ăn.
Bà bầu ăn nhãn có tốt không?
Nhãn mặc dù là loại trái cây có nhiều công dụng tốt song phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên ăn nhãn do:
- Nhãn có tính nóng khiến thân nhiệt tăng, ăn nhiều gây chảy máu âm đạo, động thai…
- Nhãn ăn nhiều trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai;
- Đặc biệt phụ nữ thừa cân, tiểu đường thai kỳ, bệnh huyết áp cao tuyệt đối không ăn nhãn;
- Nếu mẹ bầu ăn nhãn, có thể ăn một lượng nhỏ chỉ vài quả và không ăn thường xuyên trong những giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Bà bầu có nên ăn ổi không?
Mẹ bầu ăn gì để dễ sinh thường
Ăn ổi khi mang thai có rất nhiều lợi ích:
- Ổn định huyết áp;
- Kiểm soát cholesterol máu;
- Giúp tiêu hóa tốt, giảm tình trạng táo bón và trĩ;
- Giúp thư giãn cơ và thần kinh, ngăn ngừa chuột rút khi mang thai;
- Ổi có chứa nhiều polyphenols, carotenoids, isoflavanoids, vitamin E và vitamin C… chống viêm;
- Giàu axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi;
- Giảm nguy cơ thiếu máu;
- Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nên ăn ổi nhưng cần ăn đúng cách:
- Không nên ăn hạt và vỏ, phải rửa sạch sẽ trước khi ăn;
- Không ăn nhiều dễ gây tiêu chảy;
- Không nên ăn ổi xanh vì dễ gây táo bón.
Bà bầu có nên ăn sầu riêng không?
Sầu riêng có chứa nhiều dinh dưỡng và ích lợi tốt cho bà bầu:
- Giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa;
- Giàu axit folic chống dị tật thai nhi;
- Giàu vitamin B, C, khoáng chất; chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai, tăng sức đề kháng;
- Chống trầm cảm trong thời kỳ mang thai và trầm cảm sau sinh;
- Không có chất béo bất lợi.
Phụ nữ mang thai có thể ăn sầu riêng nhưng nên ăn đúng cách:
- Phụ nữ bị thừa cân, đái tháo đường hoặc có tiền sử cũng không nên ăn;
- Phụ nữ mang thai khi đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba thì không nên ăn sầu riêng.
Bà bầu có nên ăn sung không?
Quả sung có nhiều giá trị dinh dưỡng bất ngờ, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai:
- Giúp hấp thụ canxi tốt cho sự phát triển răng và xương của thai nhi;
- Điều hòa huyết áp trong thai kỳ;
- Cung cấp chất béo tốt, giảm nồng độ cholesterol trong máu;
- Bảo vệ mắt;
- Ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ;
- Cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ khi mang thai;
- Giúp giảm ốm nghén.
Bà bầu có thể ăn sung, tuy nhiên, cần:
- Ăn ít, nhất là trong 3 tháng đầu;
- Không ăn lúc đói tránh bị tiêu chảy, hạ đường huyết, cồn ruột;
- Người bị dị ứng không nên ăn.
Bà bầu ăn có nên ăn dưa hấu không?
Dưa hấu là loại trái cây chưa nhiều chất dinh dưỡng trong đó thành phần chủ yếu là nước và đường. Dưa hấu có một số tác dụng đối với bà bầu:
- Giảm ợ nóng;
- Ngăn ngừa phù nề;
- Giảm cảm giác ốm nghén;
- Cung cấp nước cho cơ thể;
- Giảm nguy cơ chuột rút;
- Lợi tiểu và thải độc;
- Hàm lượng lycopene giúp giảm nguy cơ tiền sản giật;
- Tăng năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể nhờ kali, magie, vitamin.
Cách ăn dưa hấu đúng cách để tránh gặp họa:
- Không ăn nhiều nhất là trong những tháng cuối thai kỳ;
- Ăn nhiều dưa hấu quá sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa;
- Người bị tiểu đường thai kỳ hay có nguy cơ không nên ăn;
Bà bầu có nên ăn dứa không?
Những lợi ích không thể bỏ qua của dứa đối với phụ nữ mang thai:
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng nhờ vitamin C, chất chống oxy hóa;
- Hỗ trợ sự phát triển da, sụn, xương, gân cho bé nhờ thúc đẩy sản xuất collagene và vitamin c;
- Cung cấp vitamin B nhất là vitamin B1, B6 chống thiếu máu;
- Cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa của bà bầu;
- Lợi tiểu;
- Tốt cho người bị cao huyết áp;
- Cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm trong thai kỳ.
Mẹ bầu cần ăn dứa để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi:
- Không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thèm quá chỉ ăn một miếng nhỏ tránh bị ợ nóng hoặc trào ngược trong giai đoạn ốm nghén. Đặc biệt, dứa có thể kích thích gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm vì vậy, không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu ăn thì ăn rất ít.
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường hay có nguy cơ không nên ăn;
- Không nên ăn quá nhiều tránh thừa cân, tiêu chảy, ợ nóng..
Bà bầu ăn đu đủ ương có sao không?
Đu đủ ương có nhiều thành phần không có lợi cho bà bầu:
- Enzym và mủ trong đu đủ xanh gây co thắt tử cung khiến phụ nữ dễ xảy thai, rối loạn tiêu hóa, gây chứng ợ chua, chướng bụng;
- Papain hoạt động như một hormon prostaglandin và oxytocin cũng gây co thắt cử cung, xuất huyết nhau thai;
- Chất beta carotene làm thay đổi màu da, chán ăn;
Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ ương.
Bà bầu có nên ăn đu đủ chín không?
Ngược lại với đu đủ xanh hay đu đủ ương, đu đủ chín lại mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu:
- Giảm ốm nghén khi mang thai;
- Tăng cường sức đề kháng nhờ hàm lượng vitamin (A, C) và khoáng chất cao;
- Ngăn ngừa táo bón với hàm lượng chất xơ, vitamin B, riboflavin;
- Bổ sung canxi tốt cho hệ xương của mẹ và bé;
- Cải thiện làn da của mẹ bầu trong thai kỳ;
Cần ăn đu đủ chín đúng cách để đạt hiệu quả:
- Mẹ có thể ăn đu đủ chín trong suốt thai kỳ;
- Chỉ nên ăn với số lượng nhỏ cho từng bữa;
- Không ăn quá nhiều và quá thường xuyên dễ làm tăng lượng đường nhất là với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.
Bà bầu có nên ăn nho không?
Nho có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ, axit folic… tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu ăn nho sẽ có các lợi ích:
- Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch nhờ chất chống oxy hóa, vitamin;
- Giảm tình trạng chuột rút trong thai kỳ;
- Chất xơ chống táo bón;
- Kiểm soát cholesterol trong máu, chống tăng huyết áp khi mang thai ngăn ngừa máu đông;
- Bổ sung sắt, chống thiếu máu khi mang thai;
- Nho cũng rất tốt cho thị lực, giảm ốm nghén, mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai…
- Nho có chứa nhiều vitamin A, B tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt bổ sung folate giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi nhất là ba tháng đầu…
Cần ăn nho đúng cách để tránh bị ngộ độc và ảnh hưởng đến thai nhi:
- Mỗi lần chỉ ăn vài quả, mẹ có thể ăn nho trong suốt thai kỳ;
- Mẹ không nên ăn nho chua quá ảnh hưởng không tốt đến dạ dày;
- Nếu nho quá ngọt cũng không ăn nhiều và thường xuyên nhất là mẹ có dấu hiệu thừa cân hay tiểu đường thai kỳ;
Bà bầu có ăn hồng được không?
Quả hồng cũng là một loại quả có thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:
- Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu;
- Pectin trong hồng giúp kiểm soát lượng đường trong máu (nhưng hạn chế);
- Hàm lượng tannin dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa;
- Vitamin (vitamin C) và khoáng chất (kẽm, sắt, đồng), axit amin giúp tăng cường sức đề kháng tăng cường miễn dịch, chống thiếu máu;
- Catechins và polyphenolic chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt.
Tuy nhiên, mẹ bầu ăn hồng như thế nào đúng cách?
- Tránh ăn hồng lúc đói sẽ gây cồn ruột và rất hại dạ dày thậm chí kết tủa trong dạ dày có thể gây tắc nghẽn;
- Người bị tiểu đường nên ít ăn hồng chín;
- Nên bỏ vỏ khi ăn hồng tránh có hại cho tiêu hóa;
- Ăn hồng không nên ăn chung với khoai lang gây khó tiêu;
- Không ăn quá nhiều hồng ức chế hấp thụ sắt nhất là với mẹ thiếu máu không nên ăn.
Bà bầu ăn xoài có tốt không?
Xoài là trái cây có thành phần dinh dưỡng với vitamin (A, B1, C, K) và khoáng chất (canxi, sắt, phốt pho…) rất cao, mang đến rất nhiều lợi ích đối với bà bầu:
- Vitamin A giúp cải thiện thị lực;
- Vitamin K và canxi cao gấp ba lần các loại quả khác rất tốt cho hệ xương của mẹ và thai nhi;
- Glutamine cải thiện trí nhớ bà bầu;
- 26 loại carpenoids giúp tăng cường hệ miễn dịch;
- Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa;
Mẹ bầu cần lưu ý khi ăn xoài chín:
- Xoài chín có hàm lượng đường cao nên không ăn nhiều quá nhất là với mẹ bị tiểu đường hay có nguy cơ. Một tuần chỉ nên ăn khoảng 2 trái.
- Không nên uống nước lạnh mẹ dễ lạnh bụng, tiêu chảy;
- Bà bầu bị viêm xoang hay viêm khớp không nên ăn;
- Ăn nhiều xoài chín cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng, táo bón, trĩ…
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu có nên ăn na không?
Na là một trong những trái cây lành tính, rất tốt và được khuyến khích cho mẹ bầu với các tác dụng:
- Giải quyết tình trạng ốm nghén, hoa mắt, buồn nôn nhất là trong những tháng đầu thai kỳ;
- Kích thích làm tăng nguồn sữa mẹ cho em bé sau này;
- Na làm giảm nguy cơ sảy thai và chuyển dạ sớm;
- Ăn na giúp bổ sung protein, axit béo và omega-6 tốt cho sự phát triển não bộ của bé;
- Các vitamin và khoáng chất trong na giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, bé khỏe mạnh với hệ xương chắc khỏe nhờ hàm lượng canxi, phối pho cao;
- Vitamin A và C tốt cho sự hình thành và phát triển mắt, da, tóc, mô máu của thai nhi;
- Na không chứa cholesterol và chất béo xấu nên mang thai ăn na không sợ thừa cân…
Tuy nhiên, để bà bầu ăn na được lợi ích tốt nhất, nên nhớ:
- Không nên ăn, cắn vỡ hạt na bởi trong đó có đọc tố, vị đắng không tốt cho mẹ;
- Na chín kỹ quá hoặc nhiễm nước dễ bị ròi bọ xâm nhập gây tiêu chảy, không tốt cho mẹ;
- Mặc dù tốt nhưng mẹ cũng chỉ nên ăn tốt đa 3 quả/tuần tránh táo bón hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Bà bầu có được ăn vải không?
Quả vải mang đến một số lợi ích cho phụ nữ đang mang thai:
- Cực giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai;
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C cao;
- Kali và các khoáng chất trong quả vải giúp cân bằng điện giải, duy trì huyết áp, giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ;
- Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón;
- Plyphenol trong quả vải (một chất chống oxy hóa) giúp giảm tổn thương gan, ngăn ngừa tiểu đường typ II…
Mẹ bầu có thể ăn quả vải trong bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng nên nhớ:
- Trái vải ăn nhiều gây nóng trong người, nổi mụn, táo bón. Cho nên dù đang ở giữa mùa vải thì mẹ bầu cũng chỉ nên ăn mỗi lần một vài quả và khoảng 3-4 lần/tuần thôi nhé;
- Vải cũng là loại trái cây nhiều đường nên nếu mẹ nào có nguy cơ hoặc bị tiểu đường thì không nên ăn;
- Mẹ bầu nếu đang sử dụng các loại thảo mộc hay thuốc đặc trị nào, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc xem có được ăn uống kết hợp không nhé.
Bà bầu có nên ăn lựu không?
Ăn lựu khi mang thai có rất nhiều tác dụng bởi vì thành phần dinh dưỡng của trái lựu rất cao, giàu năng lượng, các loại vitamin và khoáng chất phong phú nhất là kali nhưng bên cạnh đó, lượng đường trong lự cũng khá cao.
Mẹ bầu ăn lựu có các lợi ích:
- Giảm huyết áp, cholesterol khi ăn lựu đã được chứng minh. Mẹ có thể ăn hoặc uống nước 2 quả lữu mỗi tuần;
- Vitamin phong phú nhất là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và thai nhi;
- Chất chống oxy hóa trong lựu giúp tái tạo tế bào, tốt cho sự cấu tạo da tóc…của bé cũng như giúp mẹ đẹp hơn trong thai kỳ nhất là chống căng thẳng và trầm cảm;
- Giàu canxi nên mẹ bầu ăn lựu rất tốt cho cấu tạo xương của bé;
- Chất xơ trong lựu nếu mẹ ăn giúp chống táo bón;
- Kháng viêm, tốt cho tim mạch;
- Vitamin B cùng các khoáng chất cũng rất tốt trong việc giảm thiểu các tổn thương não bộ hay tim mạch cho thai nhi…
Mẹ bầu ăn lựu cần lưu ý:
- Mẹ bị tiểu đường nên ăn ít, không nên uống nước ép lựu quá 1 cốc/tuần;
- Mẹ ăn lựu nên nhằn hạt vì ăn hạt không tốt cho tiêu hóa;
- Mẹ chỉ uống tối đa 2 cốc nước ép lựu tương đương 2 trái/tuần bởi vì hàm lượng đường cao, mẹ có thể ăn kèm sữa chua hoặc thêm vào món salad ưa thích.
Mẹ bầu ăn lựu con có lúm đồng tiền?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra ăn lựu giúp bé có má lúm đồng tiền.
Nhiều mẹ chia sẻ rằng mẹ đó ăn lựu nên con có má lúm chỉ có thể là sự trùng hợp mà thôi. Tuy nhiên, thử cũng không có hại, mẹ có thể áp dụng phương pháp truyền miệng này nếu hy vọng bé có má lúm đồng tiền. Nhưng mẹ nhớ ăn đúng cách nhé!
Bà bầu ăn bơ có tốt không?
Nếu như hỏi bà bầu nên ăn gì thì đó là trái bơ. Bơ là một trong những trái cây tốt nhất được khuyến khích cho tất cả các bữa ăn của tất cả mọi người đặc biệt là bà bầu. Bơ có rất nhiều lợi ích:
- Axit folic cực kỳ tốt cho mẹ và bé trong ba tháng đầu thai kỳ;
- Lượng sắt dồi dào giúp hỗ trợ trị thiếu máu, cân bằng lượng sắt đối với mẹ bầu;
- Hàm lượng chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón;
- Giảm tình trạng ốm nghén do giàu vitamin (C);
- Hạn chế tình trạng ruốt nhờ kali, canxi trong trái bơ;
- Kiểm soát nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu;
- Hỗ trợ mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn ví dụ như carotnoid từ các thực phẩm khác;
- Giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu;
Mẹ bầu nên ăn bơ như thế nào?
- Cũng như các loại trái cây khác, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt;
- Mẹ không nên ăn bơ trước bữa ăn khiến mẹ vào bữa lại không ăn được, thiếu dinh dưỡng;
- Nhiều mẹ bầu ăn bơ rất tốt nhưng lại ăn kèm rất nhiều sữa đặc nhiều đường khiến lượng đường báo động. Vì vậy, mẹ muốn kết hợp có thể ăn thêm sữa chua hoặc làm một bát salad rau quả để tránh tiêu thụ thêm đường.
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu có được ăn mận không?
Mận là một trong những trái cây mà bà bầu thích ăn nhất bởi nó đem đến hương vị dễ chịu nhất là với những mẹ bầu ốm nghén. Ăn mận thực ra cũng có nhiều lợi ích đối với thai kỳ:
- Giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, chóng mặt cho mẹ bầu khi mới cấn bầu;
- Giúp kích thích tiêu hóa;
- Hỗ trợ hấp thu sắt với hàm lượng sắt cao;
- Vitamin C, B, A tốt cho sự phát triển của bé trong những tháng cuối thai kỳ;
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu;
Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mận cần nhớ:
- Đừng vì ngon miệng mà ăn quá nhiều bởi nó có vị chua có thể gây hại cho dạ dày, ăn nhiều mận chấm nhiều muối gia vị cũng không tốt cho thận hay hệ tiết niệu của mẹ bầu;
- Ăn nhiều mận cũng gây nóng trong, nổi mụn, táo bón;
- Không nên gọt vỏ, chỉ rửa sạch và ngâm muối bởi vì chất chống oxy hóa tập trung phần vỏ…
Bà bầu nên ăn và không nên ăn rau gì?
Có rất nhiều loại rau tốt cho phụ nữ mang thai nhưng cũng có những loại rau mẹ không nên ăn khi mang thai. Cùng tìm hiểu xem đó là những loại nào.
Bà bầu có nên ăn rau ngót không?
Rau ngót có thành phần dinh dưỡng với vitamin đặc biệt là dồi dào khoáng chất như B1, B6, magie, kali, canxi, phốt pho,…rất tốt cho sức khỏe nói chung.
Tuy nhiên, mẹ bầu trong ba tháng đầu thai kỳ không nên ăn rau ngót, các giai đoạn sau cũng chỉ nên ăn rất ít bởi vì:
- Nguy cơ sảy thai: Trong rau ngót chứa hàm lượng papaverin lớn – một chất kích thích được tìm thấy trong thuốc phiện có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu làm giảm đau, hạ huyết áp đồng thời cũng có nhiều nguy cơ đối với việc sảy thai do kích thích tử cung co bóp.
- Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho bởi chất glucocorticoid;
- Gây mất ngủ và ăn uống kém nếu tiêu thụ quá nhiều;
- Tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót khi mang thai…
Bà bầu có ăn được mướp đắng/khổ qua không?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một lại trái cây được nhiều người ưa thích bởi vị đắng nhẹ cùng tác dụng tốt nhất là với người tiểu đường hoặc bị táo bón.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mướp đắng, có thể ăn số lượng ít và tuyệt đối không ăn trong ba tháng đầu thai kỳ bởi vì:
- Mướp đắng gây ra cơn co thắt tử cung có thể dọa sảy trong ba tháng đầu khi thai làm tổ chưa vững chắc;
- Ăn nhiều mướp đắng có thể gây hại cho tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng, ợ nóng; gây ngộ độc nhức đầu, nôn mửa…nguy cơ chuyển dạ sớm khi sắp sinh…
Bà bầu ăn cà tím được không?
Cà tím là một trong những món ăn phổ biến trong bữa ăn người Việt. Cà tím có chứa ít chất béo bão hòa cholesterol, giàu chất xơ, các loại vitamin nhất là vitamin K và các khoáng chất rất tốt cho bà bầu:
- Khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ mẹ và bé;
- Vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, duy trì điện giải;
- Ngăn ngừa thiếu máu;
- Giúp thai nhi tăng trưởng tốt, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh;
- Điều hòa đường huyết giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ;
- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón khi mang thai;
- Giảm cholesterol xấu giúp mẹ bầu có hệ tim mạch khỏe và kiểm soát huyết áp tốt…
Mẹ bầu cần ăn cà tím đúng cách để tránh nguy hiểm cho thai nhi:
- Hàm lượng phytohormon khá cao kích thích tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai cho nên mẹ không nên ăn trong 3 tháng đầu và không ăn quá 2 bữa một tuần;
- Cà tím cần được nấu chín kỹ nếu không rất có hại cho tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ sinh non…
Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Nhiều mẹ bầu truyền miệng nhau không nên ăn lá lốt khi mang thai. Tuy nhiên, lá lốt lại là một loại rau có nhiều tác dụng trong việc tăng sức đề kháng, trị cảm hàn, giảm rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chan, đau đầu, chống viêm, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường…
Không có bằng chứng nào chỉ ra ăn lá lốt khi mang thai thì mẹ không có sữa hay dễ sảy thai.
Mẹ hoàn toàn có thể ăn lá lốt khi mang thai nhưng nên lưu ý:
- Không nên ăn sống;
- Không nên ăn nhiều, chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/tuần, mỗi lần không quá 4-5 lá.
- Có thể kết hợp chế biến món ăn như chả lá lốt, lá lốt cuốn bò…
Bà bầu có nên ăn măng không?
Măng tươi là món dễ ăn, ngon miệng, tạo cảm giác đỡ ốm nghén và mệt mỏi nên nhiều mẹ bầu thường rất thích.
Măng cũng là một loại rau chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho tiêu hoa đặc biệt là chống táo bón ở bà bầu.
Ngoài ra, măng chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, tốt cho quá trình cấu tạo tế bào của thai nhi.
Tuy nhiên, măng tươi không phải là món ăn thực sự tốt và phù hợp với bà bầu bởi vì:
- Măng tươi có một chất gọi là cyanide gây ngộ độc: buồn nôn, khó thở, đau đầu,…vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn ít một trong bữa;
- Cần chế biến kỹ: luộc 2 lượt trước khi chế biến các món khác như xào, ngâm măng…
- Quá nhiều chất xơ cũng gây đầy bụng, mẹ không nên ăn nhiều;
- Măng ớt mặc dù rất ngon nhưng dễ khiến mẹ nóng trong, táo bón nên hạn chế ăn khi mang bầu.
Bà bầu có nên ăn ngô không?
Ngô là một trong những loại ngũ cốc phổ biến và là thực phẩm được chế biến thành rất nhiều món ăn như sữa ngô, nước ngô, ngô luộc, ngô rang, bỏng ngô, xôi ngô…là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bà bầu…
Trong ngô cũng chứa một hàm lượng dinh dưỡng với các loại vitamin rất dồi dào cùng calo, tinh bột, chất đạm, chất xơ chất béo không bão hòa…mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu:
- Chống táo bón trong thai kỳ;
- Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi;
- Cải thiện hệ miễn dịch cả mẹ và bé;
- Tốt cho sự phát triển não bộ và hệ xương, mắt của bé…
Mẹ có thể thoải mái thưởng thức các chế phẩm từ ngô trong cả thai kỳ nhưng nhớ hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều đường nhé! Bản thân ngô rất tốt nhưng đôi khi kết hợp thêm nhiều thành phần khác thì chưa chắc đã tốt đâu.
Tại sao bà bầu nên ăn và không nên ăn rau, củ, quả khi mang thai?
Ăn các loại rau củ quả khi mang thai mang đến rất nhiều lợi ích, giúp mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện trong thai kỳ nhờ:
- Thành phần vitamin dồi dào;
- Thành phần khoáng chất phong phú;
- Ít chất béo;
- Giàu chất xơ;
- Hương vị dễ ăn, ngon;
- Có thể kết hợp với nhiều món ăn, mẹ tha hồ thưởng thức;
- Có thể ăn trong suốt thai kỳ…
Nhưng mẹ cũng cần nhớ đối với mỗi loại rau, củ, quả cần có cách ăn, cách chế biến đúng để tránh tác dụng phụ hoặc gây hại cho mẹ và bé!
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Đừng quên, nếu có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo Hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Nguồn tham khảo: https://hongngochospital.vn/cac-loai-rau-cu-qua-ba-bau-nen-an-va-khong-nen-an/#:~:text=M%E1%BA%B9%20ho%C3%A0n%20to%C3%A0n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,l%E1%BB%91t%2C%20l%C3%A1%20l%E1%BB%91t%20cu%E1%BB%91n%20b%C3%B2%E2%80%A6
Để lại một bình luận