Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc ❤️ Cách Trang Trí Đẹp ✔️ Hướng dẫn cách sắp xếp trái cây, đồ cúng và trang trí bàn thờ.
Ý Nghĩa Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc
Bàn thờ ngày Tết, nơi thiêng liêng và trang trọng nhất trong các gia đình luôn được con cháu trong nhà quan tâm; chăm chút dọn dẹp, bày biện và trang trí trong dịp Tết đến, thể hiện đạo lý thiêng liêng “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Con cháu hiếu thảo, hiếu kính và nhớ đến tổ tiên, ông bà đã mất; cũng như gửi gắm tâm tư, tình cảm về mong mỏi một năm mới mưa thuận gió hòa; gia đình an khang, thịnh vượng. Thế nên, cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc, vốn chịu ảnh hưởng của khác biệt văn hóa và vị trí địa lý; càng được coi trọng và nghiêm túc trong việc sắm sửa và bày biện, trang trí hơn.
Nguyên Tắc Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc
Trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc, hầu như cũng không có gì quá khác biệt với các vùng khác; cách bày biện trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc bao gồm:
Nếu bàn thờ có một bát hương thì để ở chính giữa; còn nếu ba bát thì đặt bát chính giữa to nhất, ở vị trí cao nhất. Hai bát còn lại theo hướng tam tài, sao cho hợp phong thủy đón lộc về cho gia chủ.
Tiến hành dọn dẹp, lau dọn xung quanh bàn thờ, đánh bóng lư hương để bàn thờ thật sạch sẽ; trang trọng trong những ngày đầu năm.
Điểm qua cách đặt lễ ☯Mâm Cúng Rước Ông Bà☯ ngày Tết
Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc
Hai bên bàn thờ đặt hai đèn hoặc giá nến tượng trưng cho mặt trăng (đặt bên phải) và mặt trời (đặt bên trái).
Trên bàn thờ sẽ đặt thêm một bình hoa (độc bình) hoặc hai bình hoa (song bình); một là bình đựng hương bên tay trái; một là bình đựng cây vàng, cây bạc bên phải. Nếu gia đình không đặt cây vàng, cây bạc thì thay bằng hoa thật cũng được. Nhưng chú ý khi sắp xếp trên bàn thờ sao cho chỉ lộ bông, không lộ bình. Trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ không bày hoa giả thì theo quan niệm làm như thế là không thành tâm.
Trên bàn thờ cũng sẽ đặt chén nước, giọt dầu, nén nhang, bao thuốc lá, chén rượu đầy đủ.
Ngoài cách bày bàn thờ ngày Tết, mời bạn tìm hiểu thêm 🍃Mâm Cúng Đưa Ông Bà🍃
Cách Bày Lễ Vật Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc
Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả chắc chắn là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết. Tùy vào từng địa phương mà mâm ngũ quả sẽ bao gồm những loại quả khác nhau.
Ví dụ như miền Bắc thì thường sẽ có: bưởi, chuối, quất, đào, hồng. Theo thuyết ngũ hành thì mâm ngũ quả tượng trưng cho hạnh phúc, sự sung túc; mỗi loại quả sẽ đại diện cho mong muốn được Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Đồ trang trí bàn thờ: Đây cũng là món đồ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày tết. Bạn nên lưu ý là làm sạch đồ trang trí trước khi để lên bàn thờ nhé. Những gì bạn cần chuẩn bị đó là 2 cây nến hoặc 1 cây đèn dầu cháy liên tục từ 30 tết cho đến hết mùng 3 tết. Một lọ hoa tươi đặt ở phía bên trái bàn thờ và 1 lọ hoa cắm cây vàng cây bạc ở bên phải. Bạn nên bố trí sao cho hợp lý để có chỗ để mâm cơm cúng và những đồ cúng khác nữa nhé. Đặc biệt cần lưu ý là không cắm hoa ly, bởi nó mang ý nghĩa cho sự ly biệt.
Mâm cơm cúng: và đây là mảnh ghép cuối cùng để có được bàn thờ ngày tết hoàn chỉnh. Mâm cơm cúng bao gồm: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi, 1 đĩa rau xào; 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 chiếc bánh chưng.
Tổng hợp những loại 🌼Trái Cây Cúng Về Nhà Mới🌼 theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc
Việc trang hoàng và sửa soạn bàn thờ là một trong những việc làm quan trọng vào ngày tết. Thông thường, đồ trang trí cho bàn thờ bạn cần chuẩn bị 2 cây đèn dầu (có thể thay thế bằng nến) đặt 2 bên bàn thờ tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời theo ý nghĩa phong thủy. Hai lọ hoa 2 bên, 1 lọ dùng để cắm hoa tươi và lo còn lại để đựng cây vàng, cây bạc.
Theo các thầy phong thủy, trong cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc thì khi sắp xếp nên để lộ 2 cây đèn ra phía ngoài. Và đặt lọ hoa vào bên trong để tăng thêm phần sinh khí cho bàn thờ gia tiên. Bởi đèn khi thắp thường mang đến luồng năng lượng ấm, xua đuổi được tà khí.
Nhiều bạn thắc mắc không biết đồ thờ cúng trên bàn thờ ngày tết gồm những gì và có khác nhau về các miền hay không. Thông thường ở cả 3 miền của nước ta thì vào ngày tết đồ cúng thường không thể thiếu được 3 chén rượu; 3 chén nước, hương và hoa tươi.
Khi chọn hương thờ ngày tết có mùi thơm nên dùng hương vòng để tiện cho việc đốt liên tục. Bạn phải chọn loại hoa đẹp và có thể giữ được tươi trong vài ngày tết; hạn chế dùng hoa giả hoặc hoa chỉ để trang trí lên bàn thờ vào ngày tết.
Nên Cắm Hoa Gì Trên Bàn Thờ Ngày Tết
Về cách bày lọ hoa cắm trên bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc cũng phải có một sự lựa chọn từ nhiều loại hoa. Trong đó tiêu biểu nhất là các loại hoa như là:
- Hoa đào, hoa mai: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, xua đuổi tà khí; mang lại luồng sinh khí mới cho cả gia đình. Các bạn lưu ý là hoa đào, hoa mai nếu đặt trên bàn thờ thì nó sẽ mang ý nghĩa là hoa cúng. Chứ không phải hoa để trang trí bình thường như trong phòng khách hay đặt trước hiên nhà đâu nhé.
- Hoa cúc: Mang ý nghĩa về may mắn, phúc, lộc, thọ
- Hoa huệ: Đại diện cho chính trực, ngay thẳng, xua đuổi cái ác, tà ma.
- Hoa đồng tiền: Phát tài, phát lộc cho cả nhà. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về sống thọ và gặp nhiều may mắn nữa.
- Hoa lan: Tượng trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi, trong sạch; không vướng nhiễm uế khí dân gian thông thường,…
- Tránh cúng những loại hoa như hoa râm bụt, hoa cúc vạn thọ; hoa phong lan, hoa ly, hoa nhài, hoa mẫu đơn,…vì chúng đều không mang ý nghĩa tốt; không thanh tịnh, phù hợp đặt trên bàn thờ.
- Khi cắm hoa nên cắm hoa theo số lẻ là 5 cành, 9 cành, 13 cành; tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Số cành hoa lẻ để rơi vào cửa Sinh và cửa Lão, kiêng kỵ rơi vào cửa Bệnh, cửa Tử.
Giải mã câu hỏi 🌌Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu🌌 chính xác nhất
Mâm Ngũ Quả Miền Bắc
Hầu như không có quy định bắt buộc loại quả được và không được bày trên bàn thờ.
Tuy nhiên, trong bàn thờ mâm ngũ quả miền Bắc sẽ luôn xuất hiện hai loại quả là chuối xanh và bưởi. 3 loại quả còn là tùy ý các gia đình lựa chọn như là quất, quýt, táo, na, thanh long, khế,…kể cả ớt cũng có thể bày được trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Một phần vì mâm ngũ quả của bàn thờ Tết miền Bắc chú trọng về màu sắc bắt mắt và đại diện đầy đủ cho ngũ hành. Giải thích lý do vì sao luôn có sự xuất hiện của bưởi và chuối xanh. Bởi vì, bưởi tượng trưng cho phúc lộc viên mãn, còn chuối sẽ là nơi hứng lấy những gì tinh túy nhất.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc thường được lựa chọn tuân theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Chính vì thế, các loại quả thờ ngày Tết ở miền Bắc thường được phối theo 5 màu: Màu trắng (Kim), màu xanh (Mộc), màu đen (thủy), màu đỏ (hỏa), màu vàng (thổ).
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường được xếp xen kẽ từng loại quả với nhau để tạo nên nét hài hòa, cân đối và hợp với phong thủy. Thông thường, mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc sẽ bao gồm những loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc khá nhiều công đoạn hơn so với miền Trung và miền Nam. Chia sẻ bài viết để mọi người cùng đón đọc và thực hiện theo nhé.
Nguồn tham khảo: https://scr.vn/cach-bay-ban-tho-ngay-tet-mien-bac.html
Trả lời