Ăn dặm tự chỉ huy là một phương pháp ngày càng trở thành quen thuộc với các mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, chế độ ăn dặm này sẽ không có tác dụng nếu các mẹ không thực hiện nghiêm túc và đúng đắn. Vậy phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì? Lợi ích, hạn chế và những sai lầm cần tránh của phương pháp này. Hãy để HUGGIES®-chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bé yêu cung cấp những thông tin liên quan đến ăn dặm BLW.
>> Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy hay ăn dặm BLW là phương pháp khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và món ăn. Với chế độ ăn dặm này, bé được toàn quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu. Bé có thể bốc bằng tay hay sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà không có sự can thiệp của bố mẹ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá, lựa chọn thực phẩm và làm quen với việc ăn uống theo cách thức tự nhiên nhất.
Ăn dặm BLW khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và món ăn (Nguồn: sưu tầm)
>> Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh
Lợi ích của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW
Ăn dặm tự chỉ huy BLW mang lại những lợi ích quan trọng như sau:
Với BLW, mẹ chỉ sắp đặt mọi thứ xung quanh để bé tự ăn và sẽ hình thành thói quen độc lập ăn uống về sau. Khi ba mẹ can thiệp vào bằng cách cố đút cho trẻ thì sẽ có thể làm bé sợ ăn và dẫn đến thiếu chất.
Trẻ tự ăn theo phương pháp BLW giúp rèn luyện khả năng phối hợp hành động của miệng, mắt và tay. Khi bé được kiểm soát đồ ăn thì cũng sẽ tự dừng ăn khi cảm thấy đã no nê và đủ thích thú. Việc này sẽ giúp bé kiểm soát lượng thức ăn, không ăn quá nhiều.
Một số chuyên gia sức khoẻ tin rằng ăn dặm tự chỉ huy là một phương pháp tích cực để bé khám phá các loại thức ăn. Bé sẽ được lựa chọn ăn gì, ăn như thế nào chứ không phải phụ huynh. Phương pháp này giúp tăng khả năng phân biệt, nhận biết thức ăn qua thị giác, khứu giác và vị giác nên bé sẽ dễ khám các mùi vị bé thích.
Với các món ăn hàng ngày của gia đình, mẹ chỉ cần biến tấu một chút bằng cách nấu mềm, cắt nhỏ là có thực đơn BLW để bé ăn được. Vậy nên, bé có thể tham gia bữa ăn cùng mọi người mà mẹ không cần mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý tránh những loại thực phẩm không phù hợp với trẻ nhỏ.
>> Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn
Ăn dặm BLW giúp bé tự do khám phá mùi vị yêu thích (Nguồn: sưu tầm)
Hạn chế của phương pháp ăn dặm bé chỉ huy
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì phương pháp ăn dặm bé chỉ huy cũng có một số hạn chế sau:
Hạn chế đầu tiên của phương pháp này chính là nguy cơ bé bị hóc, nghẹn khi ăn. Ban đầu khi bé mới làm quen với thức ăn, có thể bé nhìn là muốn nôn, ọe đồ ăn. Tuy nhiên, đây là phản ứng thông thường trong khoảng thời gian 2 tháng đầu bé tập ăn dặm và sẽ dần dần bớt đi.
Để giảm thiểu cao nhất khả năng hóc, nghẹn thì các mẹ nên cắt ra làm đôi, làm tư các quả tròn, nhỏ như quả nho. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tìm hiểu trước kiến thức xử lý hóc, nghẹn cho bé nhé!
Một hạn chế đáng ngại khác là mẹ sẽ mất thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi bé ăn xong. Sẽ không thể tránh được trường hợp khi tập ăn, các bé sẽ tự bôi bẩn lên quần áo và làm đổ, vứt đồ ăn vương vãi. Trẻ ném đồ ăn có thể là do không thích hoặc do đã no rồi. Trường hợp bé không thích thì mẹ nên chú ý đổi món, còn bé no rồi thì không ép nữa, cất đồ ăn đi.
Mẹ mất thời gian dọn dẹp sau khi tập cho bé ăn dặm BLW (Nguồn: sưu tầm)
>> Tham khảo: Cho bé ăn dặm như thế nào
Những sai lầm khi áp dụng phương pháp BLW
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm BLW chỉ thích hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Áp dụng phương pháp này cho các bé nhỏ hơn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời, bắt bé tập ăn quá sớm cũng có thể làm bé chán ghét việc ăn, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn nhuyễn, với ăn dặm tự chỉ huy, bé bắt đầu luôn với thức ăn dạng rắn. Vì vậy, việc chọn đúng thực phẩm cho bé ăn BLW cực kỳ quan trọng.
Mẹ nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé từ các loại rau củ quả dễ tiêu hóa, có thể cắt thành thanh dài cho bé dễ cầm nắm. Mẹ chỉ nên hấp, hoặc luộc mềm vừa phải để bé không bóp nát đồ ăn được. Trong giai đoạn mới này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt để tránh bé bị nghẹn, hóc. Mẹ cũng nên lưu ý là khoai tây và khoai lang chỉ thích hợp cho những bé 7-8 tháng tuổi. Các loại thịt gà, lợn, cá và các loại hải sản chỉ chế biến cho các bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
Không nên chọn thực phẩm quá cứng, nhỏ và không thể cắt dài cho bé (Nguồn: sưu tầm)
Trong giai đoạn đầu, ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích giúp bé ăn nhiều. Phương pháp này chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm đồ ăn, nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm. Vậy nên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong cùng một bữa.
Theo chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh:
”Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, không cần ăn nhiều hay ăn no, ăn dặm chủ yếu là để trẻ làm quen với thức ăn. Mẹ không cần lo sợ trẻ bị đói vì giai đoạn này sữa vẫn là nguồn cung cấp thức ăn chính nhé!”
>> Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Gợi ý thực đơn cho mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Ở những ngày đầu tiên tập ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi, mẹ nên chế biến các món thật mềm để bé có thể tự nhai và nuốt được. Để thử độ mềm của thức ăn, mẹ có thể dùng tay bóp mềm hoặc cho vào miệng nghiền bằng lưỡi nát là đã đủ độ mềm để bé thưởng thức. Vì giai đoạn đầu các kỹ năng cầm nắm của bé còn khá vụng về nên mẹ cần ưu tiên các món dễ cầm nắm như rau, củ luộc/hấp, trứng tráng, các loại trái cây mềm,… Khi bé được 7-8 tháng tuổi, thì mới thích hợp cho bé ăn khoai tây, khoai lang. Giai đoạn này, bé đã cầm nắm thành thạo nên mẹ có thể chế biến các món cầu kỳ hơn với thịt, cá, hải sản,…
Chế biến các món thật mềm để bé có thể tự nhai và nuốt được (Nguồn: sưu tầm)
Gợi ý 15 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng:
1. Măng tây, cà rốt, súp lơ hấp, chấm cùng sốt bơ xay trộn sữa chua.
2. Chả đậu xanh, rau luộc và quýt tráng miệng.
3. Măng tây, súp lơ luộc; trứng gà chiên.
4. Bí đỏ, bí ngòi, khoai lang tím đem hấp; cá tilapia bỏ lò nướng với chút lá thơm.
5. Cá hồi chiên; cà rốt, khoai tây, đậu cove đem luộc.
6. Táo, cà rốt, bắp cải đưa hấp và thịt viên chiên.
7. Thịt viên chiên; nui, củ cải và măng tây thì đem luộc.
8. Thịt gà băm nhỏ cùng mộc nhĩ, nấm hương rồi đem chiên thành từng viên; hấp khoai tây và bí đỏ.
9. Chả tôm hấp, bơ chiên xù, quả xuân đào cắt 4 để tráng miệng.
10. Bắp cải cuộn thịt; khoai lang, bí đỏ hấp; tráng miệng quả mâm xôi.
11. Tôm áp chảo; khoai lang và su su luộc; cà chua bi vàng; tráng miệng đu đủ.
12. Bánh khoai lang chiên; đậu Nhật, cà tím luộc.
13. Thịt bò cuộn măng tây, bí đỏ, bánh bao chay hấp; tráng miệng dâu tây.
14. Súp lơ xanh, đậu, nui luộc; trứng chiên tôm.
15. Măng tây hấp; táo rắc chút bột quế và khoai tây rắc chút lá thơm sau đó bỏ lò nướng.
>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bài viết đã cung cấp những thông tin liên quan đến phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm được lợi ích, hạn chế và những sai lầm cần tránh khi áp dụng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về ăn dặm tự chỉ huy, mẹ hãy gửi về Góc chuyên gia hoặc tìm hiểu thêm trên trang Huggies.
>> Tham khảo: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và Phương pháp ăn dặm BLW
Nguồn tham khảo: https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/thuc-pham-va-thuc-an-cho-be/an-dam-tu-chi-huy-blw-sai-mot-li-di-mot-dam
Để lại một bình luận