Sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần
1. Thai 40 tuần nặng bao nhiêu?
Ở tuần thai thứ 40, bé thường dài 50,5cm, có thể nặng đến 3,44kg và vẫn tiếp tục phát triển thêm. Mẹ sẽ thấy bé ở kỳ thai 40 tuần gò nhiều hơn các tuần khác (chuyển động nhiều hơn). Nếu cường độ gò của bé giảm mạnh, mẹ nên đến bệnh viện khám ngay để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra nhé.
Bé 40 tuần tuổi đã lớn nên không thể ở mãi trong bụng mẹ. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu chào đời vào tuần tiếp theo thì bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” để giữ an toàn cho hai mẹ con.
Tính từ ngày dự sinh, bác sĩ sẽ không để mẹ mang thai thêm quá 2 tuần vì như vậy sẽ dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có một số ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn 3 tuần tính từ ngày dự sinh song trẻ sinh ở tuần thứ 42 trở đi dễ mắc phải chứng da khô và vượt quá cân nặng chuẩn.
Bên cạnh đó, thời gian chờ sinh lâu cũng làm gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung ở người mẹ và có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần cũng dễ gia tăng tổn thương khi sinh thường và nguy cơ cao là mẹ phải sinh mổ.
2. Thai 40 tuần là mấy tháng?
Mẹ thắc mắc thai 40 tuần là bao nhiêu tháng? Nếu đang ở tuần thai thứ 40 thì là tháng thứ 9 của thai kỳ nhé mẹ. Ngày dự sinh đã cận kề, mẹ có thể gặp bé trong hôm nay hay vài ngày nữa đấy.
3. Làn da của trẻ sơ sinh
Thông thường, mọi em bé đều được sinh ra với làn da có màu đỏ tím, sau đó da sẽ chuyển sang màu đỏ hồng trong khoảng một vài ngày. Tông màu đỏ hồng bắt nguồn từ các mạch máu có thể được nhìn thấy qua làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tay và chân của bé có thể hơi xanh vì tuần hoàn máu vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành, chưa có đủ oxy và hồng cầu.
Trong 6 tháng tới, làn da của bé sẽ trở về màu sắc thật và cố định đến khi trưởng thành. Mặt khác, lớp sáp bã nhờn bao phủ khắp cơ thể thai nhi, hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm, hiện tại đã tan biến. Chính vì thế, làn da của trẻ sơ sinh có thể bị khô tại một số vị trí ngẫu nhiên.
>>> Đọc thêm: Hình ảnh sự phát triển của thai nhi từ tuần 31 đến tuần 40
4. Thai nhi 40 tuần gò nhiều
Mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ sản khoa biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi 40 tuần gò nhiều. Em bé lúc này sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh, do đó nhiều nguy cơ sẽ có vấn đề xảy ra khi hiện tượng thai nhi 40 tuần gò nhiều bị giảm cường độ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 40 tuần
Tuần dự sinh đã đến mà em bé vẫn chưa có dấu hiệu chào đời thì hẳn mẹ nào cũng lo lắng, nhất là khi bạn nhận được những lời hỏi thăm từ gia đình, bạn bè. Điều này rất bình thường, mẹ không cần phải sốt ruột. Có thể trong vài ngày tới, cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện hoặc nếu mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp giục sinh để giúp em bé chào đời đúng thời điểm.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cổ tử cung của mẹ để sử dụng một phương pháp giục sinh phù hợp. Nếu cổ tử cung của mẹ chưa có dấu hiệu mềm, mỏng hoặc giãn ra (mở) có nghĩa là cơ thể chưa sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng hormone hoặc phương pháp cơ học để làm “già” cổ tử cung của mẹ trước khi can thiệp.
Nguồn tham khảo: https://www.marrybaby.vn/mang-thai/3-thang-cuoi/su-phat-trien-cua-thai-ky-tuan-thai-thu-40
Trả lời