Trẻ từ 2-3 tuổi bước vào thời kỳ bùng phát ngôn ngữ. Thông thường trẻ sẽ thích tập nói, nói nhiều và nhanh chóng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tình trạng trẻ chậm nói xảy ra ngày càng nhiều. Trẻ 2 tuổi chậm nói, 30 tháng, thậm chí 4 tuổi mà vẫn nói rất ít. Cái gì con cũng biết nhưng nhất định không chịu nói. Muốn gì là chỉ tay ba mẹ lấy cho. Nhiều ba mẹ thấy con vậy thì lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Sợ nhất là con bị tự kỷ, bị tăng động, chậm phát triển,… Nếu con chậm nói, ba mẹ cần biết cách đánh giá tình trạng chậm nói của con ở mức độ như nào. Cần can thiệp hay hỗ trợ con ra sao… Chi tiết ba mẹ theo dõi nội dung bài viết sau.
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Phải Tự Kỷ, Tăng Động
Những biểu hiện chậm nói thể hiện rõ ràng nhất ở trẻ 2 tuổi. Cũng có thể là trẻ chậm nói đơn thuần. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề về trí não. Tuy nhiên ba mẹ đừng quá lo lắng. Vì không phải trẻ nào bị chậm nói cũng là tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,…
Dấu hiệu dễ phân biệt nhất giữa trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần và trẻ gặp các vấn đề phức tạp hơn là: NHẬN THỨC CỦA BÉ.
Ba mẹ có bé chậm nói hãy tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt – Chữa Chậm Nói Cho Con Tại Nhà. Team Mẹ Việt chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm thực tế dạy con nói nhanh hàng tuần. Ba mẹ theo dõi và áp dụng để dạy con nói tại nhà hiệu quả nhé! LINK GROUP.
Dấu Hiệu Cần Quan Tâm
Những biểu hiện dưới đây là các dấu hiệu về nhận thức mà ba mẹ cần quan tâm:
- Con không biết chỉ tay, không biết nhờ người khác giúp đỡ khi có nhu cầu.
- Khép kín, không có nhu cầu tương tác với người khác.
- Không nhận thức và kiểm soát được cảm xúc khi sợ, giận, buồn,…
- Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ, bị thoái trào ngôn ngữ (trước nói được, sau không nói được nữa).
- Có hành vi lạ kỳ như hay nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt, đi nhón gót,…
- Tự làm tổn thương mình khi không vừa ý: đập đầu, cắn, cào cấu bản thân,…
- Chậm ngôn ngữ kết hợp các biểu hiện trên.
- Trẻ khó có thể tập trung, ngồi yên ngay cả khi được yêu cầu.
- Không biết vâng lời, không biết tuân thủ các giới hạn, kiểm soát hành vi.
- Khó ngủ, khó khăn trong ăn uống.
Đây là những dấu hiệu cơ bản cảnh báo trẻ có nguy cơ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn phát triển ngôn ngữ,… Ba mẹ quan sát bé có biểu hiện này thì nên đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác. Còn con không có các dấu hiệu trên thì ba mẹ yên tâm là trẻ chỉ chậm nói đơn thuần.
Chi tiết:
Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu?
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói
Biểu Hiện Chậm Nói Của Trẻ Theo Từng Độ Tuổi
Biểu Hiện Chậm Nói Dưới 1 Tuổi
3-4 tháng:
- Trẻ nghe tiếng động mạnh không giật mình, không quay người về hướng tiếng động.
- Không phát ra âm thanh gừ gừ.
- 4 tháng trẻ không biết bắt chước các âm thanh.
Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).
7 tháng: trẻ không đáp ứng với âm thanh, tiếng động.
12 tháng:
- Không giao tiếp với người khác bằng âm thanh, cử chỉ, lời nói. Ngay cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
- Không biết nói 1 từ nào cả, kể cả ba, má, bà.
- Không bi bô, tạo ra âm thanh vô nghĩa, phát ra các phụ âm p và b.
- Không biết vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để khi không đồng ý, chỉ tay.
- Trẻ không quay lại, không phản ứng khi được gọi tên.
- Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào”, “bai bai”…
- Trẻ không có nhu cầu quan tâm tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Biểu Hiện Trẻ 1 Tuổi Chậm Nói
15 Tháng:
- Con không hiểu và phản ứng với các từ đơn giản như “không”, “dậy nào”.
- Không nói được từ nào.
- Không biết ra hiệu để người khác đáp ứng bằng cách chỉ tay vào cái mình thích.
- Hạn chế giao tiếp bằng mắt.
18 Tháng:
- Không chỉ vào các bộ phận cơ thể như đầu, mắt, mũi, miệng, chân, tay khi được yêu cầu.
- Vốn từ chỉ có 6 từ, không nói được các từ đơn giản như mẹ, bế, bé.
- Gặp khó khăn khi giao tiếp, không biết cách cầu cứu khi cần giúp đỡ.
- Không thể chỉ tay ra hiệu cái mình muốn.
- Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản như “Dừng Lại”.
- Không đáp lại bằng lời nói hay hành động khi được hỏi những câu đơn giản như: Đây là ai? Dép con đâu? Đây là gì?
19 – 23 Tháng:
- Vốn từ tăng chậm, mỗi tuần không học được thêm 1 từ mới nào.
Biểu Hiện Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói
24 Tháng:
- Vốn từ chưa đến 15 từ.
- Chưa tự nói ra được mà chủ yếu nhại lại lời nói của người khác.
- Chưa nói được từ đôi, rất ít nói chuyện, giao tiếp.
- Không hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh dài: con vào nhà lấy cặp đi, con có muốn cả nhà mình đi công viên chơi không?
- Không biết chơi trò giả vờ với búp bê, không biết tự chơi với chính mình: chơi nấu ăn, chơi mẹ và bé, đóng giả làm cô giáo.
- Con không bắt chước được hành động hay lời nói của người khác.
- Chưa chỉ tay theo yêu cầu của người khác được.
- Không biết công dụng của các đồ vật trong nhà như quần áo, chén dĩa, lược, xe,…
25 – 35 Tháng:
- Chưa nói được các cụm từ, câu ngắn 2-4 từ.
- Không gọi tên được vài bộ phận cơ thể.
- Không thuộc được thơ, bài hát, quy trình mặc quần áo, đánh răng,… dù đã được dạy nhiều lần.
- Chưa thể đặt câu hỏi đơn giản.
- Con nói không ai hiểu được.
Biểu Hiện Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói
- Không sử dụng được các đại từ nhân xưng như mẹ, con, ba, bà, ông,…
- Không nói được các câu ngắn 2-4 từ.
- Con không hiểu được, không tuân thủ được các chỉ dẫn: con ngồi vào ghế ăn cơm. Con lấy con gấu lại đây.
- Diễn đạt không rõ.
- Gặp các vấn đề như nói lắp, ngọng, khi nói bé nhăn nhó rặn từng chữ.
- Không biết cách đặt câu hỏi.
- Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.
- Đi học không tương tác với các trẻ khác, chỉ chơi 1 mình.
- Không thể tách rời ba mẹ.
Biểu Hiện Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói
- Chưa phát âm chuẩn các phụ âm.
- Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
- Không dùng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
Bài Test M – Chart Cho Trẻ Chậm Nói
Thực tế là không ít trường hợp trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần. Nguyên nhân là vì trong thời đại 4.0, trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại quá sớm, quá nhiều. Và ba mẹ quá bận rộn có rất ít thời gian để tương tác với con. Dẫn đến một số hoạt động như chỉ tay, kiểm soát cảm xúc mà con không được dạy thì không làm tốt được. Nhưng đó không phải là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ bệnh lý ba mẹ nhé. Với trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần do môi trường, ba mẹ xem cách hỗ trợ phía cuối bài mình sẽ chia sẻ.
Ba mẹ đang băn khoăn về tình trạng của con mình và đang có dự định đi khám. Trước hết, ba mẹ cần tự tiến hành bài test trẻ chậm nói ở trẻ 18 – 24 tháng tuổi dưới đây:
Cách kiểm tra kết quả như sau:
- Những câu số 11, 18, 20, 22: trẻ có nguy cơ bị tự kỷ nếu đáp án là CÓ.
- Các câu còn lại, nếu trẻ có ít nhất 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu then chốt (những câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là KHÔNG: Trẻ có nguy cơ bị chậm nói do tự kỷ cao.
Đây là bài test cho kết quả khá chuẩn xác và đang được sử dụng trên thế giới. Ba mẹ có thể tin cậy vào kết quả. Nếu con nằm trong nhóm nguy cơ thì ba mẹ nên đưa con đi khám sớm. Ngược lại, trẻ không thuộc nhóm nguy cơ tự kỷ cao thì khả năng là trẻ chậm nói đơn thuần.
Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần
Trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm nói. Sau đó, thiết lập môi trường, tạo điều kiện để con nói, học nói. Việc dạy nói cho trẻ không khó. Quan trọng là ba mẹ cần kiên trì và liên tục tương tác, nói chuyện, chơi với con. Khuyến khích con nói nhiều.
Các phương pháp dạy trẻ 2 tuổi chậm nói đơn giản mà hiệu quả nhất đó là:
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ.
- Cung cấp cho trẻ nhiều từ vựng mới thông qua đọc sách, nghe nhạc thiếu nhi, đọc thơ,…
- Dành nhiều thời gian chơi với trẻ.
- Đưa con ra ngoài dạo chơi, đi du lịch để kích thích trí tò mò cũng là cách khuyến khích con nói.
- …
Ba mẹ hãy liên hệ Shop Mẹ Việt để được tư vấn sách và đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi. Đặc biệt shop Mẹ Việt sẽ hướng dẫn chi tiết cách ba mẹ dạy bé chậm nói tại nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình tư vấn cho nhiều ba mẹ, Mẹ Việt nhận ra rằng. Ba mẹ thường không biết bắt đầu dạy con từ đâu, dạy con như thế nào. Không có một lộ trình cụ thể. Vì thế, ba mẹ dễ loay hoay, dạy hoài mà không thấy trẻ 2 tuổi chậm nói cải thiện. Càng kéo dài tình trạng chậm nói thì càng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.
Ba mẹ cần hỗ trợ dạy bé chậm nói tại nhà hãy nhắn tin tại fanpage tư vấn của Mẹ Việt. Team Mẹ Việt với kinh nghiệm tư vấn dạy con chậm nói tại nhà sẽ hướng dẫn cụ thể cho ba mẹ.
Kết Luận
Trẻ 2 tuổi chậm nói đơn thuần không đến mức quá đáng lo. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ lỡ thời gian vàng để giúp con tập nói. Ba mẹ hãy theo dõi series dạy con chậm nói tại nhà trên Blog Mẹ Việt. Series sẽ hướng dẫn ba mẹ lộ trình phát triển ngôn ngữ cho con, những mẹo hay dạy con tập nói. Ba mẹ chỉ cần kiên trì áp dụng sau 2-3 tuần sẽ thấy tình trạng chậm nói của con cải thiện đáng kể. Sau những mệt mỏi công việc trở về nhà được nghe tiếng con bi bô là điều hạnh phúc nhất của ba mẹ. Hãy lấy đó làm động lực để đồng hành cùng con ba mẹ nhé!
Nhiều ba mẹ quan tâm: Trẻ Chậm Nói Có Kém Thông Minh?
Nguồn tham khảo: https://meviet.vn/tre-2-tuoi-cham-noi/#:~:text=Tr%E1%BA%BB%202%20Tu%E1%BB%95i%20Ch%E1%BA%ADm%20N%C3%B3i%20C%C3%B3%20Ph%E1%BA%A3i%20T%E1%BB%B1%20K%E1%BB%B7%2C%20T%C4%83ng%20%C4%90%E1%BB%99ng,-Nh%E1%BB%AFng%20bi%E1%BB%83u%20hi%E1%BB%87n&text=C%C5%A9ng%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20l%C3%A0%20tr%E1%BA%BB,%C4%91%E1%BB%99ng%2C%20ch%E1%BA%ADm%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%2C%E2%80%A6
Để lại một bình luận