Thủy ngân là kim loại xuất hiện nhiều trong các đồ vật gia đình. Khi đồ bị vỡ, thủy ngân vương vãi ra ngoài môi trường thì việc chạm tay vào thủy ngân có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp băn khoăn này, bạn có thể tìm câu trả lời qua nội dung dưới đây.
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là kim loại có dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Hình dạng như hạt cườm hoặc viên bi, có màu trắng bạc. Thủy ngân lỏng còn được biết đến với các tên gọi khác như thủy ngân nguyên tố hay thủy ngân kim loại.
Thủy ngân lỏng bốc hơi dễ dàng vào không khí tạo thành hơi thủy ngân. Thủy ngân thường tồn tại trong một số vật dụng như:
Nhiệt kế: Lượng thủy ngân trong nhiệt kế rất nhỏ, khoảng 3g. Tuy nhiên hiện nay người ta không còn ưa chuộng nhiệt kế thủy ngân nữa mà thường dùng nhiệt kế dán, nhiệt kế đo tai, nhiệt kế điện tử thay thế,…
Bóng đèn
Bóng đèn truyền thống hoặc nóng đèn dây tóc thường không chứa thủy ngân. Các loại này đang dần được thay thế bởi bóng đèn tiết kiệm điện.
Mỗi bóng đèn tiết kiệm điện hiện đại có chứa khoảng 4mg thủy ngân, tích hợp ở diện tích nhỏ bên trong bóng đèn. Điển hình là bóng đèn tuýp, bóng đèn huỳnh quang dài,…
Chạm tay vào thủy ngân có sao không?
Vì nhiều thiết bị trong gia đình chúng ta đều có một phần ít nhiều thủy ngân. Vì vậy, khi các thiết bị này bị vỡ, việc thủy ngân lan ra môi trường là điều không tránh khỏi.
Khi các vật dụng có chứa thủy ngân bị vỡ mà không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành hiểm họa cho cả gia đình, nhất là với những nhà có trẻ nhỏ.
Hít phải khí thủy ngân là nguyên nhân gây ra bệnh phổi cấp tính khiến người bệnh ho, tức ngực, rát phổi, khó chịu, thậm chí khi bệnh trở nặng sẽ có triệu chứng ho, nôn ra máu. Thủy ngân còn gây viêm miệng, mất trí nhớ, lơ mơ, nôn ói, co giật và viêm ruột. Một số trường hợp khác, thủy ngân và các dạng của thủy ngân gây suy hô hấp, ngộ độc cấp tính, nghiêm trọng nhất là tử vong khi tiếp xúc quá nhiều với kim loại này.
Thông thường với nhiều gia đình sử dụng nhiệt kế là rất phổ biến, khi nhiệt kế vỡ mà sẽ hình thành nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Chúng rất dễ hòa tan vào không khí tạo thành hơi Mercury độc hại, xâm nhập vào cơ thể qua các tuyến lông, tay chân hoặc đường hô hấp.
Thủy ngân khi đổ lên các bề mặt thấm hút như nệm thảm rất khó lau dọn. Vì vậy, bạn nên nhờ đến đơn vị y tế địa phương hỗ trợ.
Lưu ý khi dọn dẹp thủy ngân
Điều đầu tiên đó là bạn phải hết sức cẩn thận khi dọn dẹp thủy ngân ngoài môi trường.
- Mở toang các cửa sổ để giữ không khí thông thoáng. Di chuyển mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người lớn hoặc vật nuôi ra khỏi phòng.
- Thay quần áo cũ, mang gang tay, gang chân trước khi dọn dẹp.
- Dùng băng keo hoặc các vật dụng có thể hút miễng. Cho miễng thủy ngân vào hộp nhựa hoặc bao nilong bịt kín.
- Lau sạch chỗ có thủy ngân bằng giẻ lau thấm nước.
- Nên để phòng thông thoáng khoảng 24 giờ sau khi đã dọn dẹp thủy ngân vỡ.
Hy vọng với thắc mắc chạm tay vào thủy ngân có sao không thì qua nội dung lần này, bạn đã có được lời giải đáp cho mình. Hãy luôn cẩn thận nếu vật dụng trong nhà có chứa thủy ngân hoặc nếu có thể, nên thay thế các thiết bị có thủy ngân bằng vật dụng hiện đại khác để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thân yêu.
Để lại một bình luận