Chuyển dạ đồng nghĩa sẽ giúp giảm các cơn gò đau đớn. Vậy làm gì để tử cung mở nhanh? Có những loại thực phẩm nào giúp tử cung mở nhanh hơn không?
Vấn đề làm gì để tử cung mở nhanh là một trong những chủ đề nổi bật được nhiều sản phụ chuẩn bị tới ngày sinh đặc biệt quan tâm. Ngoài các tư thế, cách thức vận động, thuốc trợ sinh giúp tử cung mở thì theo quan niệm dân gian cũng có những thực phẩm giúp tử cung mở nhanh hơn.
Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
1. Những điều cần biết về cổ tử cung
Ở thời điểm cuối thai kỳ phần lớn sản phụ đều biết được tác dụng của cổ tử cung và cần giãn nở ở mức nhiều nhất có thể. Nếu không có cổ tử cung, các chức năng sinh sản như thụ thai, mang thai và sinh thường không xảy ra.
Cổ tử cung nằm ở vị thấp nhất của tử cung, là nơi em bé sẽ ra ngoài. Tại đây, cổ tử cung đóng vai trò là con đường dẫn máu và các niêm mạc trong tử cung đi ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, giúp cho tinh trùng có thể đi vào trong tử cung để thụ thai.
Đọc thêm:
Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý những gì?
Những việc bà bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh đó, cổ tử cung còn tiết ra chất nhờn để kích thích khả năng thụ thai và hình thành một lớp nhờn dày trong giai đoạn mang thai để phòng tránh vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Và cuối cùng là khả năng giãn nở, mở rộng tới 10cm trong thời điểm chuyển dạ, giúp cho thai nhi có thể được đẩy ra ngoài.
Quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra theo 4 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn mới chuyển dạ mở 0-3 cm
– Giai đoạn chuyển dạ nhanh mở 4-7 cm
– Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp mở 8-10 cm
– Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó là em bé chào đời
2. Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?
Lưu ý tất cả những thực phẩm dưới đây chưa có bất kì một nghiên cứu khoa học nào kết luận là giúp cổ tử cung mở nhanh. Vì vậy, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định áp dụng. Một số kinh nghiệm dân gian về thực phẩm giúp tử cung mở nhanh:
2.1. Ăn dứa
Theo khuyến cáo thai phụ không nên ăn dứa trong tam cá nguyệt đầu tiên vì sẽ gây hiện tượng co thắt cổ tử cung, ảnh hưởng đến em bé và thậm chí gây sảy thai, sinh non. Nhưng sau tuần thai thứ 39 trở đi, bạn có thể uống hoặc ăn dứa 1-2 lần/tuần.
Chất bromelain có trong dứa sẽ giúp tử cung trở nên mềm hơn, đồng thời kích thích tử cung co bóp, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, giảm đau đớn khi sinh.
Đọc thêm: Quả dứa – khắc tinh của sỏi thận: Trị sỏi thận bằng dứa
2.2. Ăn mè đen
Mè đen vừa là thực phẩm tốt cho làn da mà còn có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và giúp sinh nở dễ dàng. Bạn có thể chế biến dưới dạng nấu sữa, chè, cháo để ăn từ tuần thai thứ 35 trở đi. Mè đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu nên bạn có thể ăn tuần 3 lần, mỗi lần ăn một bát.
2.3. Rau khoai lang có tác dụng giúp tử cung mở nhanh
Rau khoai lang ngoài những tác dụng tốt đối với sức khỏe thì dân gian còn cho biết ăn rau khoai lang luộc trong 2 tuần cuối của thai kỳ không những giúp bà bầu chống được tình trạng táo bón, lợi sữa mà còn giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.
2.4. Cam thảo
Trong kiến thức Đông Y, cam thảo là loại thảo dược rất tốt đối với sức khỏe mẹ bầu và đây là thực phẩm có tác dụng kích thích quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Ăn cam thảo tự nhiên có chứa ít đường. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể sử dụng cam thảo để uống ở dạng bột hoặc dạng thuốc nhằm bổ sung chiết xuất cam thảo đem lại tác dụng nhuận tràng, tạo các cơn co bóp ở đại trực tràng và dẫn tới co bóp ở tử cung.
Dù là thực phẩm phù hợp giúp tử cung mở nhanh nhưng ăn cam thảo nên hay không mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và liều dùng phù hợp.
2.5. Tỏi
Việc tiêu thụ 1 lượng tỏi phù hợp giúp mẹ bầu dễ đi đại tiện hơn. Điều này còn đồng thời giúp cho mẹ bầu có đường ruột được làm sạch dọn chỗ cho bào thai có thể di chuyển xuống thấp hơn.
Việc bào thai di chuyển xuống thấp hơn, lúc này thai nhi sẽ tương tác với tử cung và cổ tử cung để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra.
Lưu ý, bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh thì tỏi giúp tử cung mở nhanh nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có thể khiến mẹ bầu bị khó tiêu. Do đó, ăn tỏi cần cẩn thận trong quá trình lựa chọn, liều lượng nên ăn và cách chế biến.
3. Uống gì để tử cung mở nhanh?
3.1. Uống nước lá tía tô
Làm sao để cổ tử cung mở nhanh? Theo kinh nghiệm xưa truyền lại, uống nước lá tía tô cũng có khả năng làm cho cổ tử cung mẹ bầu mở nhanh hơn. Ngay khi có biểu hiện chuyển dạ, bạn có thể nhờ người thân trong nhà đun nước lá tía tô để uống.
Đọc thêm:Tác dụng của lá tía tô với bà bầu: Giảm ốm nghén không phải tác dụng duy nhất
Lưu ý lá tía tô sẽ mang lại hiệu quả hơn nếu uống đặc. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ uống loại nước này khi có biểu hiện chuyển dạ. Lá tía tô sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh vì thế nếu uống quá sớm thì có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Bạn có thể nấu lá, để nguội rồi uống liên tục thay nước lọc hàng ngày.
3.2. Nước dừa nóng
Khi cơ thể bạn xuất hiện các cơn co thắt, hãy lấy một quả dừa tươi đã chặt phía trên phần đầu, rồi đun nóng trên bếp. Tiếp theo uống hết nước khi vẫn còn nóng và ăn thêm một quả trứng luộc. Chúng sẽ giúp cổ tử cung của mẹ bầu mở rộng, nhanh hơn. Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của hai nguyên liệu này nhưng đó cũng là một ý kiến bạn có thể tham khảo.
Đọc thêm: Bà bầu uống nước dừa vào lúc nào là tốt nhất?
3.3. Nước ép dứa
Dứa có tác dụng giúp tử cung mở nhanh. Vì vậy nước ép dứa cũng là một lựa chọn giúp mẹ bầu kích thích tử cung mở nhanh hơn.
Tuy nhiên, nước ép dứa có tính axit cao, vì vậy khi uống mẹ bầu nên pha với một số loại thực phẩm khác như: cà rốt, rau cải xoăn,…
4. Làm gì để tử cung mở nhanh? – Một số tư thế giúp giãn nở cổ tử cung
Làm gì để tử cung mở nhanh? Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống thì mẹ bầu có thể thực hiện thêm một vài tư thế dưới đây!
4.1. Tư thế đứng truyền thống
Bạn có thể vòng tay qua cổ hay eo của người thân để đứng vững hơn. Người chồng cũng nên sử dụng tay để xoa bóp lưng cho thai phụ. Với tư thế này, bạn nên lắc nhẹ người để giúp tạo trọng lực cho em bé dễ di chuyển xuống dưới cổ tử cung.
4.2. Tư thế ngồi đi vệ sinh
Tư thế này sẽ giúp khung xương chậu được mở rộng, tạo điều kiện để thai nhi có thể ra ngoài. Bạn có thể ngồi xổm và bám vào giường, ghế hoặc nhờ người thân hỗ trợ từ phía sau.
4.3. Tư thế ngồi
Nếu bạn muốn nghỉ ngơi giữa những cơn co thắt đau đẻ hãy sử dụng tư thế này. Bạn có thể ngồi ở ghế và mở 2 chân hay ngồi cạnh giường. Bạn cũng có thể ngồi tựa lưng vào ghế và giơ cao 2 chân lên cũng là một tư thế tốt cho chuyển dạ.
4.4. Tư thế quỳ
Bạn có thể quỳ ở giường, thảm yoga hay trên sàn nhà. Với tư thế này bạn hãy mở rộng 2 để giúp cổ tử cung mở rộng thuận lợi và nhanh chóng.
4.5. Tư thế nằm mở rộng chân
Hãy nằm nghiêng sang trái để không tạo áp lực lên các dây thần kinh và có thể mở rộng chân hay dùng gối hỗ trợ. Khi nằm, bạn cũng nên mở rộng chân để giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng hơn.
5. Các phương pháp giúp cổ tử cung mở nhanh khác
5.1. Kích thích núm vú
Khi kích thích núm vú sẽ tạo ra những cơn co thắt mạnh và sản xuất ra thành phần oxytocin, giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Cách thực hiện là bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng quanh bầu ngực, tiếp theo là vê đầu núm vú.
5.2. Dùng gel giãn nở
Với những trường hợp đặc biệt, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng gel giãn nở âm đạo. Loại gel này có chức năng làm mềm cửa âm đạo, đồng thời giúp đẩy nhanh việc giãn nở của tử cung.
5.3. Dùng thuốc kích sinh
Đây là cách can thiệp cuối cùng, phù hợp với những thai phụ lên cơn đau đẻ quá lâu mà em bé vẫn chưa ra được. Lúc này mẹ bầu sẽ được tiêm hormone oxytocin để thúc đẩy các cơn co thắt, giúp bạn vượt cạn nhanh hơn.
5.4. Kích thích vỡ ối
Việc kích thích vỡ ối sẽ giúp chuyển dạ đẩy nhanh hơn. Nhiều trường hợp cổ tử cung của đã mở ra được một chút, cảm thấy nhiều cơn đau thắt nhưng nước ối vẫn chưa vỡ. Lúc này các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp để kích thích ối vỡ làm tốc độ sinh nở nhanh.
5.5. Ngâm mình bồn nước ấm
Tuy đơn giản nhưng ngâm mình trong nước ấm là một cách hiệu quả. Không chỉ thế việc làm này còn giúp cho các cơn co thắt tử cung bớt đau hơn. Tuy nhiên cách này đôi khi khiến tử cung co bóp mạnh hơn thuận lợi cho việc sinh nở vì thế bạn nên thực hiện dưới sự giám sát của của bác sĩ chuyên khoa.
5.6. Làm “chuyện ấy”
Những ngày cuối tuần của thai kỳ bạn có thể làm “chuyện ấy” để thúc đẩy các cơn co thắt xuất hiện. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone oxytocin giúp quá trình sinh nở của thai phụ diễn ra nhanh chóng hơn và giảm bớt cảm giác đau đớn.
Tóm lại, Làm gì để tử cung mở nhanh? cần phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành, mẹ bầu không nên tự ý làm theo các quan niệm truyền miệng để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguồn tham khảo: https://suckhoehangngay.vn/lam-gi-de-tu-cung-mo-nhanh-cac-thuc-pham-giup-tu-cung-mo-nhanh-20210412153937509.htm
Để lại một bình luận