Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) –
Đầu lòng hai tố nga. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trango, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn”, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành”, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âmo, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm” một trương Khúc nhà tay lựa nên chương”, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (12). Phong lưu rất mực hồng quần”, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm”đi về mặc ai.(10)(Nguyễn Du, Truyện Kiều, trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. Có tham khảo một số bản Truyện Kiều khác)81Chú thích Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc Thuý Vân và Thuý Kiều. (1) Tốnga: chỉ người con gái đẹp. (2) Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: tinh thần của tuyết trắng và trong sạch. Câu này ý nói cả hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng. (3) Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn; nét ngài nở nang (nét ngài; nét lông mày): ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt dęp. Cả câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân. Thành ngữ Việt có câu “mắt phượng mày ngài”. (4) Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ). (5) Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu; nét xuân sơn: nét núi mùa xuân. Cả câu thơ ý nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân. (6) Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý ở một câu chữ Hán, có nghĩa là : ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. (7) Ý cả câu: về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ hai. (8). Lâu bậc: thuộc lòng các cung bậc. Ngữ âm: năm nốt trong âm giai của nhạc cổ (cung, thương, dốc, chuỷ, vũ). (9). Hồ cầm : đàn của người Hồ, một thứ đàn giống đàn nhị của Việt Nam, người Trung Quốc thấy xuất hiện ở phương Bắc nên gọi là đàn của người Hồ. C} ta thường hiểu hồ cầm là đàn tì bà. (10). Một trương: một cây. Sách có câu : “Cầm nhất trương, kì nhất cục”(Đàn một cây, cờ một cuộc). (11). Nên chương: thành bài.(12). Một thiên Bạc mệnh: một bản nhạc có tên là Bạc mệnh (bạc mệnh: phận mỏng, ý nói xấu số); não nhân: làm cho lòng người sầu não, đau khổ.82 6 I GLI U WANN I 1 E3(13), Hồng quần: quần đỏ, chỉ phụ nữ (ngày xưa phụ nữ nhà quyền quý ở Trung Quốc thường mặc quần đỏ).(14) Ong bướm: chỉ tình yêu nhưng có phần không đứng đắn.2 ל ĐọC-HIÊU VẢN BÁN 1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả. 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân ? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào ? 3. Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ? 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều ? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào ? 5°. Người ta thường nói : Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy ? (Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thuý Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thuý Kiều.) 6”. Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao ? (Gợi ý: – So sánh số câu thơ tả Thuý Vân với số câu thơ tả Thuý Kiều. – Những vẻ đẹp nào có ở Thuý Kiều mà không có ở Thuý Vân ? – Tại sao tác giả tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau ?)Ghi nhớĐoạn thơ Chị em Thuý Kiểu sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấý vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc hoạ rõ nétchân dung chị em Thuý Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại” họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã !Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ.(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiểu truyện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
Nguồn tham khảo: https://sachgiaibaitap.com/sach_giao_khoa/chi-em-thuy-kieu-trich-truyen-kieu/
Để lại một bình luận