Với tác giả, tác phẩm Quê hương Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất
về bài Quê hương gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ….
Bài thơ: Quê hương (Tế Hanh) – Ngữ văn lớp 8
Bài giảng: Quê hương – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Nội dung bài thơ Quê hương
Quảng cáo
Quảng cáo
I. Đôi nét về tác giả Tế Hanh
– Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
– Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
– Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
II. Đôi nét về bài thơ Quê hương
Quảng cáo
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
2. Bố cục
– 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
– 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
– 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
– 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
3. Nội dung
– Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4. Nghệ thuật
– Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
– Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
– Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật
III. Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương
I/ Mở bài
– Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ
– Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên “Quê hương” đi vào lòng người đọc
II/ Thân bài
1. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả
– “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới
– Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông
⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển
2. Bức tranh lao động của làng chài
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
– Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng
– Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”
⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
– Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển
– “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương
– Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động
⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài
⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống
b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
– Không khí trở về:
+ Trên biển ồn ào
+ Dân làng tấp nập
⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
– Hình ảnh người dân chài:
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
– Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm
⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm
3. Nỗi nhớ quê hương da diết
– Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:
+ Màu xanh của nước
+ Màu bạc của cá
+ Màu vôi của cánh buồm
+ Hình ảnh con thuyền
+ Mùi mặn mòi của biển
⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng
⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương
III/ Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
– Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Xem thêm bài soạn Quê hương hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
Loạt bài Tác giả – Tác phẩm gồm đầy đủ các bài Giới tiệu về tác giả, nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
tac-gia-tac-pham-lop-8.jsp
Các loạt bài lớp 8 khác
Nguồn tham khảo: https://vietjack.com/ngu-van-8/que-huong.jsp
Để lại một bình luận